Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo Bộ luật dân sự 2015? Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ của pháp luật.
Quyền chiếm hữu là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của công dân. Vậy quyền chiếm hữu quy định trong luật được quy định cụ thể như thế nào? bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc này.
1. Quyền chiếm hữu là gì?
Quyền chiếm hữu chính là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Đó chính là khả năng của chủ sở hữu chiếm giữ vật (thực tế) trong phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất. Điều 186
Theo quy định tại Điều 186
“Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu.
3. Quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Chiếm hữu trong pháp luật dân sự gồm có chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
+ Thứ nhất, quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ của pháp luật quy định (hay nói cách khác là chiếm hữu không phù hợp với quy định của pháp luật). Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do
+ Thứ hai, phân loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Dựa vào ý chỉ của chủ thể chiếm hữu tài sản mà luật dân sự phân thành: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm tài sản của kẻ gian mà không biết, …
– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Đó là việc chiếm hữu của một người không có căn cứ pháp luật và người đó biết là không có căn cứ hoặc là tuy không biết nhưng pháp luật buộc phải biết việc chiếm hữu của họ là không có căn cứ. Ví dụ như người mua biết của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ, …
Bên cạnh chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì còn có chiếm hữu có căn cứ pháp luật: được hiểu là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp được pháp luật quy định hay việc chiếm hữu đó không vi phạm quy định pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật thường được thể hiện dưới những hình thức như sau: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật khi chủ sở hữu chiếm hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền để quản lý tài sản thay cho chủ tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.
4. Quyền của người có quyền chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Bộ luật dân sự 2015 có quy định tại Điều 166 về quyền đòi lại tài sản thì “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”.
Tiếp theo đó, việc chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình thì Bộ luật dân sự 2015 đã phân định rõ tài sản ở đây là bất động sản và động sản. Điều 167 quy định về quyền đòi lại tài sản là động sản, Điều 168 quy định về quyền đòi lại tài sản là bất động sản như sau:
Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Điều 168 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định: Liên tục (Điều 190 Bộ luật dân sự năm 2015), công khai (Điều 191 Bộ luật dân sự năm 2015) và trong một khoảng thời hạn là mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015) (không áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nước).
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, ta thấy rằng cùng là sự chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, pháp luật dân sự phân biệt thành hai hình thức là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội và trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền của chủ sở và việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự.
5. Phân biệt quyền chiếm hữu trong chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và quyền sở hữu
Căn cứ vào các quy định nêu trên trong Bộ luật dân sự 2015 ta có thể dễ dàng phân biệt được những điểm khác nhau giữa quyền chiếm hữu và quyền sở hữu:
Nếu quyền chiếm hữu được hiểu đơn giản quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Thì cũng theo Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 186 quy định về Quyền sở hữu được hiểu bao gồm các quyền như: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Theo đó chủ sở hữu được thực hiện các quyền cơ bản như sau với tài sản của mình bao gồm
+ Mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
+ Thực hiện việc chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
6. Ví dụ cụ thể về quyền chiếm hữu theo quy định pháp luật
Anh A thực hiện việc trộm cắp tài sản đem đi bán lấy tiền, số tiền bán được anh A dùng để mua hàng hóa tại cửa hàng của chị B. Tuy số tiền mà anh A dùng để mua hàng hóa của chị b là bất chính nhưng
Như vậy ta có thể thấy, mặc dù anh A không phải là chủ sở hữu số tiền nhưng được suy đoán là có quyền như chủ sở hữu số tiền khi đang thực hiện giao dịch dân sự mua bán hàng hóa với chị B. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như Bộ luật dân sự 2015 là không bắt buộc chị B phải có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải tìm hiểu nguồn gốc số tiền mà người khác cụ thể ở đây là anh A có được để dùng vào việc mua hàng hóa của mình.
Trên đây là toàn bộ những căn cứ pháp lý cũng như quy định pháp luật về quyền chiếm hữu mà Luật Dương gia cung cấp tới cho bạn đọc. Hy vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về Luật dân sự nói chung cũng như về quyền chiếm hữu nói riêng