Hiện nay, ngày càng nhiều những mâu thuẫn và tranh chấp về vấn đề chiếm đoạt quyền tác giả, ảnh hưởng sâu sắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Vậy chiếm đoạt quyền tác giả là gì? Người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chiếm đoạt quyền tác giả là gì?
Trước khi tìm hiểu về “chiếm đoạt quyền tác giả là gì” thì ta phải hiểu “chiếm đoạt” là gì?. Chiếm đoạt chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu bằng việc chiếm đoạt tài sản của người khác thành của mình. Lỗi của những người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý bởi vì họ biết tài sản mà mình chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý, sở hữu nhưng họ vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Như vậy, ta có thể hiểu chiếm đoạt quyền tác giả chính là một cá nhân, tổ chức nào đó cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm xâm phạm đến các quyền tác giả đối với tác phẩm của tác giả. Mà quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định trong
1.1. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:
– Quyền được đặt tên cho tác phẩm: tác giả của tác phẩm hoàn toàn có quyền tự đặt tên cho chính tác phẩm của mình, tuy nhiên nếu tác phẩm đó được dịch từ ngôn ngữ này sang các ngôn ngữ khác thì tác giả tác phẩm không được quyền tự ý đặt tên khác cho tác phẩm được dịch đó.
– Quyền được đứng tên thật hoặc đứng tên bút danh trên tác phẩm của chính mình; quyền được nêu tên thật hoặc nêu tên bút danh khi tác phẩm của chính mình được công bố, sử dụng.
– Quyền được công bố tác phẩm hoặc quyền cho phép người khác công bố tác phẩm: chính là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc là các cá nhân, tổ chức khác mà được sự đồng ý của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hành vi phát hành tác phẩm đến với toàn công chúng với số lượng của bản sao hợp lý nhằm mục đích đáp ứng được những nhu cầu của công chúng tùy thuộc vào bản chất của tác phẩm.
– Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của chính mình không cho phép những người khác xuyên tạc; không cho phép những người khác tự ý sửa đổi hay tự ý cắt xén tác phẩm của mình dưới bất kỳ một hình thức nào mà gây phương hại đến cả danh dự và uy tín của chính mình.
1.2. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Quyền làm tác phẩm phái sinh: tác phẩm phái sinh được hiểu chính là tác phẩm mà được tác giả sáng tạo dựa trên các cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm mà đã có sẵn thông qua hành vi dịch từ ngôn ngữ này sang các ngôn ngữ khác, qua hành vi phóng tác, biên soạn hay là chú giải, tuyển chọn, cải biên hoặc là chuyển thể nhạc, các chuyển thể khác.
– Quyền được biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng bằng các phương thức trực tiếp hoặc là gián tiếp mà thông qua những bản ghi âm, bản ghi hình hoặc là thông qua bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào khác tại các địa điểm mà toàn công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng lại không được phép tự do trong các việc lựa chọn thời gian và từng phần của tác phẩm
– Quyền được sao chép thông qua những phương thức trực tiếp hoặc phương thức gián tiếp toàn bộ hoặc là một phần tác phẩm dưới bất kỳ một phương tiện hoặc là một hình thức nào, trừ các trường hợp mà các cá nhân, tổ chức khác thực hiện sao chép tác phẩm chỉ nhằm vào mục đích thực hiện các quyền khác theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì những đối tượng đó không phải cần có sự cho phép của các tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả (ví dụ như sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,…); sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ.
– Quyền được phân phối hay nhập khẩu nhằm phân phối đến toàn bộ công chúng thông qua các hình thức bán hoặc các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hay bản sao của các tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ những trường hợp các cá nhân hay tổ chức khác thực hiện các hành vi phân phối lần tiếp theo hoặc là nhập khẩu nhằm mục đích phân phối đối với các bản gốc, các bản sao của tác phẩm mà đã được các chủ sở hữu của quyền tác giả thực hiện hoặc được sự cho phép thực hiện những việc phân phối thì không cần phải có sự cho phép của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
– Quyền được phát
– Quyền được cho thuê bản gốc hoặc cho thuê bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Ngoài những hành vi chiếm đoạt quyền tác giả (xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản) đã phân tích ở trên thì pháp luật còn quy định những hành vi sau đây cũng là những hành vi chiếm đoạt quyền tác giả:
– Những cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc là thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ trong trường hợp những đối tượng này sử dụng các tác phẩm mà đã công bố những không phải xin phép và không phải trả tiền về nhuận bút thù lao nhưng lại làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm hay gây phương hại đến các quyền tác giả hoặc là các trường hợp sử dụng các tác phẩm mà đã công bố mà các tác phẩm đó theo quy định là phải trả tiền nhuận bút thù lao nhưng các cá nhân, tổ chức đó lại tự ý sử dụng mà không trả tiền về nhuận bút, thù lao.
– Những cá nhân, tổ chức cố ý hủy bỏ hoặc là làm vô hiệu các biện pháp công nghệ hữu hiệu mà do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện
– Những cá nhân, tổ chức sản xuất, phân phối, nhập khẩu hoặc là những đối tượng này thực hiện chào bán, bán, quảng bá hoặc quảng cáo, tiếp thị hay cho thuê hoặc là tàng trữ nhằm mục đích thương mại hóa các thiết bị, các sản phẩm hoặc linh kiện
– Những cá nhân, tổ chức cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc là thực hiện hành vi thay đổi các thông tin quản lý quyền mà lại không được sự cho phép của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
– Những các nhân, tổ chức cố ý thực hiện hành vi phân phối, nhập khẩu nhằm mục đích phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc là nhằm cung cấp đến toàn bộ công chúng các bản sao tác phẩm khi
– Những cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc là thực hiện không đầy đủ những quy định để được miễn trừ các trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Chiếm đoạt quyền tác giả sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc phải cải chính công khai và dỡ bỏ bản sao tác phẩm.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và các cá nhân, tổ chức đó buộc phải cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Khi các cá nhân, tổ chức nào thực hiện những hành vi sao chép tác phẩm thì đối với cá nhân sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
3. Thủ tục xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt quyền tác giả:
– Bước 1: Lập
Những người có chức danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Những người có chức danh sau đây đều có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính như chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; người có chức danh là thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và chức danh thanh tra chuyên ngành khác; những người là công an nhân dân; bộ đội biên phòng hoặc cảnh sát biển, hải quan và quản lý thị trường.
– Bước 2: Ra quyết định xử phạt hành chính
Cơ quan chức năng nơi lập biên bản vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hành chính đến các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
– Bước 3: Thi hành quyết định xử phạt hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quyết định xử phạt hành chính. Nếu quá thời hạn được quy định trong quyết định xử phạt hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2017.