Tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật? Các công việc cần thực hiện khi phân chia di sản thừa kế? Tỷ lệ chia tài sản thừa kế?
Di sản thừa kế luôn là một trong số những vấn đề rất được quan tâm. Những trường hợp cụ thể di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật và thời điểm khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật người thừa kế phải thực hiện những công việc gì là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Chính vì thế, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chia di sản thừa kế như thế nào? Tỷ lệ chia di sản thừa kế được pháp luật quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế của các chủ thể sẽ do pháp luật quy định. Không phải trường hợp thừa kế nào trên thực tế cũng được thực hiện theo pháp luật, không phải là bất cứ chủ thể là người thừa kế nào cũng được hưởng thừa kế khi di sản được phân chia theo pháp luật.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:
– Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp cụ thể sau đây:
+ Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc;
+ Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp di chúc không hợp pháp. Xem thêm: Di chúc hợp pháp là gì
+ Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản;
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế cụ thể sau đây:
+ Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế không được định đoạt trong di chúc;
+ Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ lại không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng các cơ quan cũng như các tổ chức đó hiện lại không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Các công việc cần thực hiện khi phân chia di sản thừa kế:
Ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định pháp luật thì thời điểm mở thừa kế đó chính là thời điểm người có tài sản chết. Kể từ thời điểm thực hiện mở thừa kế, những người thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Việc các chủ thể thực hiện phân chia di sản thừa kế cũng sẽ cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục cụ thể như sau:
– Đầu tiên đó là cần họp mặt những người thừa kế để nhằm mục đích thực hiện phân chia di sản thừa kế:
Sau khi đã có thông báo về việc mở thừa kế, những chủ thể là những người thừa kế có thể họp mặt để nhằm mục đích có thể thực hiện thoả thuận về việc cử chủ thể là người quản lý di sản để thực hiện việc phân chia di sản, cần phải xác định quyền, nghĩa vụ của những người này; cách thức để thực hiện việc phân chia di sản.
Mọi thoả thuận của những người thừa kế đều cần phải được lập thành văn bản.
– Thứ hai đó là các chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Những chủ thể là người hưởng thừa kế thì sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp khi các bên đã có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản vẫn chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại sẽ được chủ thể là người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những đối tượng là những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp khi mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng nghĩa vụ tài sản do người chết để lại sẽ không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tiến hành phân chia di sản thừa kế như sau:
Pháp luật quy định, mọi cá nhân thì sẽ đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo pháp luật. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà mọi cá nhân khi đã đủ điều kiện là người thừa kế theo pháp luật thì các cá nhân đó trên thực tế sẽ đều có quyền nhận phần di sản thừa kế như nhau, trừ khi giữa những người thừa kế đó lại có thỏa thuận khác.
Chúng ta cũng cần lưu ý, khi thực hiện việc phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng người thừa kế đó hiện vẫn chưa sinh ra thì cũng cần phải dành lại cho người đó một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Nếu như người đó chết trước khi được sinh ra thì những người thừa kế khác sẽ được hưởng phần đó.
Những người thừa kế theo quy định của pháp luật thì sẽ có quyền yêu cầu thực hiện phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều di sản đó bằng hiện vật thì những người thừa kế cũng sẽ có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thực hiện việc thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu như trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để thực hiện chia cho các bên.
Trường hợp các chủ thể đã phân chia di sản mà lại xuất hiện người thừa kế mới thì các chủ thể sẽ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản sẽ có trách nhiệm cần phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền sao cho khoản tiền đó phải tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác.
Trường hợp các chủ thể đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó sẽ có trách nhiệm cần phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những chủ thể là người thừa kế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các chủ thể cũng cần phải tuân thủ về thời hạn, thời hiệu phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật:
Căn cứ cụ thể theo quy định tại Điều 623
– Di sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể là người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015: Chủ thể là người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản hay là trong thời hạn là 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự năm 2015, luật khác có liên quan quy định cụ thể khác.
– Di sản thuộc về Nhà nước, nếu như trong trường hợp di sản đó không có người chiếm hữu.
Thời hiệu để chủ thể là người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc chủ thể là người thừa kế bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu chủ thể là người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Tỷ lệ chia tài sản thừa kế:
Pháp luật quy định, đối với trường hợp chia 2/3 một suất thừa kế thì cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính theo công thức cụ thể như sau: 2/3 x Tổng di sản gốc/những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất.
Trường hợp khi thực hiện chia theo di chúc thì tỷ lệ phần di sản được nhận đã được chủ thể là người để lại di chúc chia. Tòa án dựa theo di chúc chia, hoặc có thể thẩm định giá tài sản để thực hiện việc chia di sản theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp chủ thể không để lại di chúc, chia theo pháp luật thì sẽ dựa vào các hàng thừa kế. Những người cùng hàng thừa kế thì sẽ được chia đều cho nhau về một suất thừa kế. Một suất thừa kế theo quy định pháp luật được tính như sau: Tổng di sản gốc/những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất
Thực tế, ta thấy rằng, tì tỷ lệ chia tài sản thừa kế được tính là theo một suất thừa kế. Đối với chủ thể là người chết để lại di chúc thì chia theo di chúc, đối với trường hợp khi chủ thể đó không để lại di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật và hàng thừa kế. Mỗi người trong hàng thừa kế trong trường hợp này đều sẽ được chia bằng nhau và bằng 1 suất thừa kế.