Người lao động tham gia làm việc, trực vào các ngày lễ, ngày tết thì được hưởng lương như thế nào? Cách tính mức hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp khi trực vào ngày lễ tết.
Đối với mỗi người lao động mà tính chất công việc của những người lao động này có tính đặc thù cao, yêu cầu phải có người lao động trực vào tất cả các ngày, có thể nhìn thấy ở đây đó là những người lao động làm dịch vụ thì đây là một yêu cầu tất yếu của người lao động đối với công việc.
Nhưng đối với việc làm vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết này thì không phải người lao động nào cũng hiểu được hết những quyền lợi của mình. Vậy khi người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì tiền lương cho những ca trực vào những ngày này thì được tính như thế nào? Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề này như sau:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm ở bệnh viện đa khoa huyện, vừa rồi họp tổng kết cuối năm và phân công lịch trực tết thì tôi được phân vào chiều mùng 1 và sáng mùng 3 tết âm lịch với lý do tôi còn trẻ nên trực 2 hôm. Thưa luật sư, nếu tôi đi làm vào ngày tết âm như vậy, tôi sẽ được hưởng những ưu đãi gì?
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Những ngày được quy định là ngày nghỉ lễ, tết
Những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 112,
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Đối với những người lao động mà là người nước ngoài, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định nêu trên đối với những ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những người lao động này còn được phép nghỉ thêm một ngày là ngày Tết cổ truyền của dân tộc nước người đó có quốc tịch và thêm một ngày Quốc khánh của nước công dân nước ngoài đó có quốc tịch.
Trong trường hợp mà những ngày nghỉ như đã quy định ở trên mà bị trùng vào những ngày nghỉ đương nhiên của người lao động theo nội quy lao động của nơi họ công tác, làm việc đó là những ngày nghỉ hàng tuần thì những người lao động này sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp sau ngày nghỉ hàng tuần đó.
Luật sư
2. Xác định tiền lương làm căn cứ tính tiền hưởng lễ, tết
Tiền lương ngày nghỉ lễ được xác định bằng công thức đó là lấy tiền lương theo
Đối với tiền lương theo hợp đồng lao động sẽ được xác định bằng các khoản tiền như sau: trong hợp đồng lao động có ghi mức lương tính theo thời gian của loại công việc của người lao động hoặc được tính theo chức danh của thang lương, của bảng lương do phía bên đơn vị người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của luật lao động hiện hành mà trước khi kí hợp đồng lao động hai bên đã có thỏa thuận từ trước. Đối với những người sử dụng lao động có hưởng lương theo sản phẩm hoặc người lao động hưởng lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian họ đã làm việc thực tế để xác định đối với đơn giá sản phẩm của người đó hoặc theo lương khoán.
– Các khoản phụ cấp về lương mà hai bên người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận để bù trừ cho các mặt khác biệt về điều kiện lao động , về điều kiện sinh hoạt, về tính chất đối với mỗi loại công việc cũng như đối với mức độ thu hút có đảm bảo được cho người lao động nhận việc hay không mà tại đây mức lương thỏa thuận đối với hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc mức lương thỏa thuận theo hợp đồng lao động đó chưa được tính đầy đủ, hay phù hợp.
– Một số khoản bổ sung khác nếu có của hai bên người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận thống nhất từ trước với nhau.
3. Tiền lương của người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết
Đối với những người lao động mà làm thêm giờ thì sẽ được trả lương tính theo mức đơn giá tiền lương hoặc được tính theo mức tiền lương đối với công việc mà người lao động đó đang làm như sau:
– Đối với những người lao động mà làm việc thêm giờ vào ngày thường thì đơn giá tính tiền lương sẽ được chi trả ở mức thấp nhất đó là bằng 150% so với mức chi trả trước đó của người lao động.
– Đối với những người lao động mà làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần thì đơn giá tính tiền lương sẽ được chi trả ở mức thấp nhất đó là bằng 200% so với mức chi trả trước đó của người lao động.
– Đối với những người lao động mà thỏa thuận với người sử dụng lao động mà có làm thêm vào ngày nghỉ lễ, làm thêm vào ngày nghỉ tết có hưởng lương thì sẽ được chi trả ít nhấ bằng 300% mà chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, tiền lương ngày nghỉ đã có hưởng lương đối với những người lao động có hưởng lương ngày này.
Những người lao động làm việc vào ban đêm thì nếu làm việc vào những ngày nêu trên thì sẽ được trả thêm tối thiểu bằng 30% so với tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương hoặc bằng ít nhất 30% tiền lương theo công việc của một ngày làm việc bình thường của người lao động.
Những người lao động mà làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo các quy định nêu trên đối với việc làm vào ngày nghỉ, làm thêm giờ vào ngày nghỉ hay đó là làm vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương so với quỹ tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc là tiền lương đối với công việc mà người lao động làm vào ban ngày đã được quy định trước đó.
Ví dụ: đối với người lao động mà hưởng tiền lương tháng, hay hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có lương thì số phần trăm lương ít nhất mà họ sẽ hưởng được đó là:
300% làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết + 30% làm việc vào ban đêm + ( 20% x 300% ) làm thêm giờ vào ban đêm thì sẽ bằng 390% tiền lương.
Đối với những người lao động có hưởng lương ngày thì đối với những người lao động này thì ngoài khoản tiền là 390% nêu trên thì những người lao động này còn được trả tiền lương ngày lễ, ngày tết theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Như vậy đối với những trường hợp mà người lao động có đi làm vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định thì người lao động ngoài được hưởng 100% tiền lương theo đơn giá của công việc theo hợp đồng lao động thì người lao động còn được hưởng ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương theo công việc của họ đã được kí trong hợp đồng lao động và cộng thêm nếu họ có làm thêm giờ hoặc làm thêm vào ban đêm hoặc làm vào ban đêm tùy theo công việc của họ.
4. Quy định về làm thêm giờ
Căn cứ theo quy định tại Điều 106, Luật lao động 2012 thì vấn đề làm thêm giờ sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Người lao động làm thêm giờ là khoảng thời gian được xác định là người lao động có làm việc ngoài khoảng thời gian làm việc bình thường được quy định theo quy định của pháp luật, theo quy định của thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động đã được phòng lao động thương binh và xã hội tại địa phương đó phê duyệt và cho phép áp dụng.
– Đối với phía người sử dụng lao động thì đơn vị người sử dụng lao động sẽ được sử dụng người lao động của họ làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện về người sử dụng lao động như sau:
Thứ nhất, khi sử dụng người lao động thì người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động và đảm vào theo thỏa thuận từ trước đó với người lao động.
Thứ hai, khi muốn người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì phía người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động có số giờ làm thêm không được quá là 50% so với số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Trường hợp nếu đơn vị người sử dụng lao động áp dụng quy định về việc làm thêm theo tuần thì tổng số giờ mà người lao động làm việc bình thường và số giờ làm thêm này lại luôn phải đảm bảo về nguyên tắc đó là làm thêm không được quá 12 giờ trong một ngày làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết đó. Người lao động không làm quá 40 giờ trong một tháng và tổng số giờ làm thêm trong một năm là không quá 200 giờ trong một năm. Có tính đến một số trường hợp loại trừ đặc biệt mà đã được chính phủ quy định thì sẽ được làm thêm giờ với mức cao hơn nhưng phải đảm bảo là cũng không được vượt quá 300 giờ trong một năm.
Thứ ba, đối với những người lao động mà làm thêm giờ được nhiều ngày liên tục trong một tháng thì đối với người lao động thì phải được người sử dụng lao động bố trí cho thời gian đảm bảo để người lao động được nghỉ bù cho khoảng thời gian người lao động đã phải làm vào ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động không được nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động 2019 đối với ngày lễ, tết.
Căn cứ theo Điều 108, của Bộ luật Lao động 2019 thì có quy định về một số trường hợp người lao động phải làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt mà phía bên đơn vị người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải làm việc vào bất kì thời gian nào mà phía bên người lao động không được từ chối: đó là thực hiện theo lệnh động viên, lệnh huy động theo quy định của pháp luật về vấn đề đảm bảo an ninh, nhiệm vụ quốc phòng trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng quốc gia. Sau đó, là công việc không thể theo thỏa thuận của người lao động nữa là việc thực hiện theo các công việc nhằm nhiệm vụ bảo đảm về tính mạng con người, đảm bảo về tài sản của tổ chức, của cơ quan cũng như của cá nhân trong việc phòng ngừa và khắc phục đối với hậu quả của thiên tai, của dịch bệnh, của hỏa hoạn cũng như những thảm họa thiên nhiên hay con người tạo ra cần phải khắc phục ngay lập tức.