Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Vậy khi doanh nghiệp thực hiện việc chi tiền để tài trợ thì có bắt buộc phải lập hóa đơn không?
Mục lục bài viết
1. Chi tiền để tài trợ thì có bắt buộc phải lập hóa đơn không?
Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ quy định những trường hợp phải xuất hóa đơn bao gồm có:
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm có cả những trường hợp hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại, dùng để quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, để biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho những người lao động và những người tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để được tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa ở dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa)
Đồng thời tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử chính là thời điểm mà người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký ở trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng là ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trong trường hợp mà hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số ở trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
Ngoài ra, tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN tại
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, của người đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa,…của các người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, của cá nhân mà tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của những người trực tiếp thu nhặt;
– Mua các tài sản, dịch vụ của hộ, của cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm có cả các trường hợp nêu trên) mà có về mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Thêm nữa, tại Điều 5 Thông tư
– Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền về bồi thường đất và những tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo như quyết định của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), các khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
– Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ đã nhận được, tiền chuyển nhượng về quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì sẽ thực hiện việc lập chứng từ thu theo quy định. Còn đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng chi tiền để tài trợ thì không bắt buộc phải lập hóa đơn mà chỉ cần lập chứng từ chi tiền.
2. Các khoản tài trợ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số
– Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm có cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng với các đối tượng sau hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ pháp luật quy định:
+ Các tài trợ cho giáo dục bao gồm có:
++ Tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng với quy định của pháp luật về giáo dục mà có các khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học;
++ Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ trong giảng dạy, trong học tập và hoạt động của trường học;
++ Tài trợ cho những hoạt động thường xuyên của trường học;
++ Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc về các cơ sở giáo dục phổ thông, những cơ sở giáo dục nghề nghiệp và những cơ sở sở giáo dục đại học đã được quy định tại Luật Giáo dục hiện hành (tài trợ trực tiếp cho các học sinh, sinh viên hoặc là thông qua những cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, các tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật hiện hành);
++ Tài trợ cho các cuộc thi về những môn học được giảng dạy ở trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học;
++ Tài trợ để thành lập lên những Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
– Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định sau hoặc là không có hồ sơ xác định khoản tài trợ mà pháp luật quy định:
+ Tài trợ cho y tế gồm có: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này sẽ không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó;
+ Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho những hoạt động thường xuyên của bệnh viện, của trung tâm y tế;
+ Chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, một tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo các quy định của pháp luật.
– Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng với đối tượng sau hoặc là không có hồ sơ xác định khoản tài trợ mà pháp luật quy định:
+ Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm có: tài trợ bằng tiền hoặc là bằng hiện vật nhằm để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật;
+ Cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, một tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
– Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng với đối tượng pháp luật quy định. Chi tài trợ để làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho những người nghèo, làm nhà đại đoàn kết.
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách mà không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ mà không theo các chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc trong những địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Chi tài trợ theo như các chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở tại các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi chi tiền để tài trợ:
Điều 12
Như vậy, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi chi tiền để tài trợ mà không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đã nêu ở mục trên là ở tại nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư