Để có thể tổ chức được một sự kiện trên thực tế là vấn đề không đơn giản. Bất kể sự kiện lớn hay nhỏ, đều phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện hiện nay được xác định là bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện là bao nhiêu tiền?
Chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tổ chức các sự kiện trên thực tế. Trong quá trình tổ chức sự kiện, các chủ thể cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào từng quy mô, thời gian tổ chức sự kiện khác nhau mà chi phí xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ khác nhau. Nếu như tự mình thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chi phí sẽ thấp hơn, tuy nhiên trình tự, thủ tục và thời gian nhận giấy phép tổ chức sự kiện sẽ lâu hơn. Còn nếu như các bên chủ thể sử dụng dịch vụ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông qua bên trung gian thì trình tự, thủ tục và thời gian xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ngắn gọn hơn, tuy nhiên chi phí bỏ ra khi sử dụng dịch vụ này sẽ cao hơn so với việc tự xin giấy phép tổ chức sự kiện.
Nhìn chung thì có thể nói, lệ phí xin giấy phép tổ chức sự kiện trong từng trường hợp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm, quy mô và loại sự kiện dự kiến tổ chức trên thực tế. Có thể kể đến một số ví dụ lệ phí xin giấy phép tổ chức sự kiện tại một số thành phố lớn ở Việt Nam có thể tham khảo như sau:
– Tại Hà Nội, theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì lệ phí xin giấy phép tổ chức sự kiện tại địa điểm công cộng hiện nay được xác định là 500.000 đồng/lần. Đối với sự kiện được tổ chức trong phạm vi khu vực đô thị mới thì lệ phí sẽ được xác định là 1.000.000 đồng/lần tổ chức. Đối với các sự kiện tổ chức trong các khu vực hẹp như phố cổ thì lệ phí hiện nay được xác định là 2.000.000 đồng/lần tổ chức;
– Tại thành phố Hồ Chí Minh, lệ phí xin giấy phép tổ chức sự kiện tại các khu vực công cộng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 1.500.000 đồng/lần tổ chức. Còn nếu như các sự kiện đó được tổ chức trong các khu vực cấm vào các khu vực bị hạn chế thì chi phí sẽ cao hơn;
– Tại khu vực Đà Nẵng, theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, lệ phí xin giấy phép tổ chức sự kiện tại các khu vực công cộng hiện nay cũng được xác định là 1.500.000 đồng/lần tổ chức, nếu như các sự kiện đó được tổ chức trong các khu du lịch thì lệ phí sẽ cao hơn cụ thể là 3.000.000 đồng/lần tổ chức.
Như vậy có thể nói, để có thể biết chính xác chi phí chi giấy phép tổ chức sự kiện, bạn nên liên hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương mà bạn muốn tổ chức sự kiện để có thể được tư vấn cụ thể và hướng dẫn chi tiết nhất
2. Thành phần hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện:
Để có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần phải chuẩn bị một số tài liệu và giấy tờ cụ thể như sau để thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện:
– Đơn xin giấy phép tổ chức sự kiện theo mẫu do pháp luật quy định. Đây được xem là bản trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện, yêu cầu cấp phép cho tổ chức sự kiện mà các chủ thể mong muốn tổ chức trong tương lai. Trong đơn xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện cần phải ghi rõ thông tin về sự kiện mong muốn được tổ chức, địa điểm tổ chức sự kiện, thời gian tổ chức sự kiện, quy mô của sự kiện đó, mục đích tổ chức sự kiện, chủ đề của sự kiện, chương trình hoạt động và phương tiện sử dụng trong quá trình tổ chức sự kiện …;
– Giấy đề nghị của chủ sự kiện. Đây được xem là nó các loại giấy tờ, văn bản do những đối tượng được xác định là người đại diện cho chủ sự kiện ký kết, đề nghị cấp giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây được xem là loại tài liệu, giấy tờ chứng minh cho các cơ quan quản lý nhà nước biết rằng chủ sự kiện đó có hoạt động kinh doanh trên thực tế, đáp ứng đầy đủ điều kiện để tổ chức sự kiện theo quy định của pháp luật;
– Bản thiết kế sân khấu, không gian … của sự kiện. Đây là bản vẽ minh họa cho các cơ quan quản lý nhà nước thấy được rõ ràng bố cục, bố trí chỗ đứng của các trang thiết bị trước khi thiết lập tại địa điểm tổ chức sự kiện;
– Giấy phép sử dụng âm thanh và ánh sáng. Nếu như sự kiện có sử dụng các loại âm thanh và ánh sáng thì cần phải cung cấp giấy phép sử dụng âm thanh và ánh sáng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có thể được sử dụng các loại tài nguyên này hợp pháp;
– Giấy phép sử dụng phương tiện vận chuyển. Nếu như sự kiện đó có sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau thì cần phải có giấy phép sử dụng các loại phương tiện này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Các loại tài liệu và giấy tờ khác có liên quan đến sự kiện. Có thể bao gồm các loại văn bản pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực trong quá trình tổ chức sự kiện, chứng chỉ về vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường …
3. Trình tự và thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện:
Nhìn chung, trình tự và thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Soạn Thảo và chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị cấp phép. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, các chủ thể có nhu cầu thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện cần phải nộp hồ sơ trước ít nhất là 10 ngày diễn ra sự kiện đó trên thực tế.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện trong trường hợp này được xác định là Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc có thể nộp trực tuyến thông qua cổng thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, các bên chủ thể cần phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ s, tùy thuộc vào từng loại sự kiện và quy mô tổ chức khác nhau mà thời gian có thể kéo dài từ 01 đến 07 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay còn có quy định cụ thể về điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thi để có thể được cấp giấy phép tổ chức sự kiện, việc tổ chức sự kiện đó không được chứa các nội dung sau đây:
– Chống phá lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái quy định của pháp luật;
– Có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm đến nền an ninh quốc gia của dân tộc, phủ nhận toàn bộ thành tựu cách mạng, xúc phạm đến các vị lãnh tụ và anh hùng dân tộc, danh Nhân văn hóa Thế giới, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, xúc phạm tín ngưỡng, xúc phạm tôn giáo trái quy định pháp luật, có nội dung phân biệt chúng tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
– Có nội dung kích động bạo lực trái quy định, tuyên truyền hành vi chiến tranh xâm lược trái quy định, gây thù hận giữa các dân tộc và giữa các nước trên thế giới, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sử dụng các trang phục, từ ngữ hoặc âm thanh, hình ảnh hoạt động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn trái thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, tác động tiêu cực đến đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chung của xã hội.
Bên cạnh đó, để có thể được thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện một cách nhanh chóng, cần phải nêu rõ sự kiện muốn tổ chức thuộc loại sự kiện nào trong các loại sự kiện sau đây:
– Các sự kiện, chương trình và hội nghị lớn, tức là có sự tham gia của rất nhiều người, bao gồm cả những người nước ngoài thì sẽ phải do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ trưởng của các đơn vị tương đương cấp phép;
– Các sự kiện, chương trình hoặc hội nghị được tổ chức trong nước, không có sự tham gia của những đối tượng được xác định là người nước ngoài thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các sở liên quan cấp giấy phép;
– Đối với các sự kiện, chương trình hoặc hội nghị liên tỉnh, tức là tổ chức cùng lúc với nhiều quy mô tại nhiều tỉnh thành phố khác nhau thì sẽ cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện tại các tỉnh thành phố có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.