Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự là gì? Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ? Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ?
Trong quá trình tố tụng dân sự, có thể có trường hợp phát sinh phải tiến hành hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ. Khi đó phát sinh các khoản tiền để chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ gọi là chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Vậy những chi phí này là gì, và ai là người có nghĩa vụ nộp cũng như việc giải quyết chi phí được nộp như thế nào. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết số
1. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự là gì?
Xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những biện pháp quan trọng để
Tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
“2. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.”
Như vậy, có thể hiểu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ chính là những khoản tiền được tính toán trên cơ sở luật định cũng như cơ sở thực tiễn cần phải chi trả cho việc thực hiện hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong những chi phí tố tụng theo quy định của
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Tại Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ như sau:
“Điều 156. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.”
Theo đó, thì trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
– Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án. Do vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự một bên hoặc các bên đương sự có yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản thì phải làm đơn yêu cầu và phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá.
– Thứ hai là khi Tòa án quyết định việc xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo cho việc Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ kịp thời và có hiệu quả.
3. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong hoạt động tố tụng dân sự được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể:
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
Thứ nhất, đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. Điều này có thể hiểu các đương sự đã tiến hành hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Tuy nhiên, nếu yêu cầu nào của đương sự không được Tòa án chấp nhận thì đương sự đó phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Theo quy định tại điều luật này thì đương sự, người đề nghị Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. Nghĩa là yêu cầu của đương sự nếu không được Tòa án chấp nhận toàn bộ, thì đương sự phải gánh chịu mọi chi phí tố tụng phát sinh (nếu có). Vấn đề đặt ra đối với trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận về nghĩa vụ chịu các chi phí tố tụng thì nghĩa vụ của từng đương sự được xác định như thế nào khi yêu cầu người khởi kiện của đương sự được Tòa án chấp nhận một phần.
Thứ hai, trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia. Như vậy, đây là nghĩa vụ chung của các đương sự trong vụ việc dân sự, các bên có nghĩa vụ tương ứng với phần tài sản mà họ được hưởng.
Thứ ba, Khoản 3 Điều 157 quy định:” Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.” Đây là quy định khá đặc biệt do đặc thù của quan hệ tranh chấp ở đây là quan hệ hôn nhân gia đình, khi nguyên đơn có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ luôn có nghĩa vụ phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phụ thuộc vào việc Tòa án có đồng tình với yêu cầu của họ hay không. Bên bị đơn không phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ kể cả trong trường hợp sau ly hôn họ được chia một khối lượng tài sản nhất định. Nếu hai bên cùng thuận tình ly hôn thì chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được chia đôi, cả hai bên vợ, chồng đều có nghĩa vụ phải chịu chi phí này.
Thứ tư, trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Đây là các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện, nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa mà bị đơn đồng ý… Trường hợp đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289 (khi người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị), khoản 3 Điều 296 (đình chỉ do người kháng cáo vắng mặt) của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Thứ năm, tại Khoản 5 Điều 157 quy định: “Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.” Các trường hợp đình chỉ ở đây có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được kế thừa hoặc cơ quan, tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ… và các bên đã yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ thì theo quy định người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tức các bên đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Khi bên đương sự chết và không có người thừa kế nhưng họ có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ thì đặt ra vấn đề rằng họ có nghĩa vụ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không. Trong trường hợp này, khi giải quyết, Tòa án có thể giải quyết theo hướng trích ra từ tiền bán tài sản để chịu chi phí cho bên đã chết hoặc bên bị phá sản.
Pháp luật tố tụng dân sự đã có quy định khá rõ ràng và chi tiết về nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, định giá tài sản. Tuy nhiên, lại chưa có văn bản nào xác định về chi phí xem xét, định giá cụ thể, mặc dù Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số