Theo quy định của pháp luật, kế toán là một loại nghiệp vụ quan trọng của các công ty nhằm mục đích quản lý tốt hoạt động tài chính. Vậy chi phí xây dựng cơ bản dở dang được hiểu như thế nào? Và hạch toán đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là gì?
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo quy định của pháp luật xây dựng có mã số tài khoản là 241. Đồng thời, chi phí xây dựng cơ bản dở dang có tên viết tắt là CIP, trong tiếng Anh, chi phí xây dựng cơ bản dở dang được viết là “construction ib progress”, là khái niệm để chỉ toàn bộ những chi phí cần thiết phục vụ cho hoạt động xây dựng mới, phục vụ cho quá trình sửa chữa, cải tạo, mở rộng hoặc trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang được xác định dựa trên khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ Tiêu kinh tế kĩ thuật, và các chế độ chính sách của nhà nước. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang hoàn toàn cần thiết trong quá trình hạch toán. Quá trình xác định chi phí xây dựng cơ bản dở dang cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cần phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ nhất định và được thực hiện theo quy chế về quản lý xây dựng đầu tư cơ bản. Cụ thể bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí bồi thường, chi phí hỗ trợ, chi phí tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư …
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chi phí xây dựng cơ bản dở dang có tài khoản là 241. Tài khoản 241 của chi phí xây dựng cơ bản dở dang sẽ được mở chi tiết đối với từng công trình và từng hạng mục thi công khác nhau. Ở mỗi hạng mục công trình nhất định sẽ được hạch toán chi tiết từng nội dung, chi phí đầu tư xây dựng, đồng thời được theo dõi và phân bổ chi phí xây dựng cơ bản dở dang cần phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc: Tính riêng chi phí cho từng công trình nếu xác định được khả năng chi phí dành riêng cho mỗi công trình đó, nếu chi phí được tính chung cho nhiều công việc thì các đơn vị sẽ có quyền phân tích theo các tiêu chuẩn phù hợp với từng hạng mục công trình nhất định. Để có thể hiểu hơn về chi phí xây dựng cơ bản dở dang, cần phải tìm hiểu kết cấu của tài khoản 241. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Thông tư
– Tài khoản 2411, tức là tài khoản mua sắm cố định. Theo quy định của pháp luật, tài sản 2411 phản ánh chi phí mua sắm tài sản cố định và phản ánh tình hình quyết toán chi phí đối với quá trình mua sắm tài sản cố định đó trong trường hợp cần phải lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng, trong đó bao gồm cả việc mua tài sản cố định mới và mua tài sản cố định đã qua sử dụng. Nếu mua tài sản cố định, tuy nhiên sau đó vẫn phải đầu tư và trang bị thêm các thiết bị thì mới được đưa vào sử dụng thì mọi chi phí mua sắm, lắp đặt và trang bị thêm các thiết bị cũng sẽ được tính vào tài khoản này;
– Tài khoản 2412, tức là tài khoản xây dựng cơ bản. Tài khoản 2412 phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và phản ánh tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tài khoản 2412 theo quy định của pháp luật được mở để phục vụ cho từng công trình và từng hạng mục công trình nhất định, theo từng đối tượng hình thành qua quá trình đầu tư, và ở mỗi đối tượng tài sản thì cần phải được theo dõi chi tiết từng nội dung và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
– Tài khoản 2413, tức là tài khoản sửa chữa tài sản cố định. Tài khoản 2413 phản ánh chi phí phục vụ cho hoạt động sửa chữa tài sản cố định và tình hình quyết toán đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đó. Trong trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thì sẽ không tiến hành thủ tục hạch toán vào tài khoản 2413, mà sẽ tính luôn vào chi phí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
2. Hạch toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang thế nào?
Nhìn chung, hoạt động hạch toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang không hề đơn giản. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số trường hợp hạch toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang và cách hạch toán đối với tài khoản 241 như sau
Trường hợp | Cách hạch toán |
Ứng trước tiền cho các nhà thầu | Nợ TK 331 Có TK 112 |
Nhận khối lượng xây dựng cơ bản, khối lượng sửa chữa tài sản cố định hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, hóa đơn bán hàng | Nợ TK 241 (tức là tổng giá thanh toán) Có TK 331 (tức là tổng giá thanh toán). |
Khi thanh toán số nợ còn phải trả nhà thầu | Nợ TK 331 Có TK 112 |
Khi mua thiết bị đầu tư XDCB, căn cứ hóa đơn, | Nợ TK 152 Có TK 331 (tức là tổng giá thanh toán) |
Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu | Nợ TK 241 Có TK 331 |
Trả tiền cho người nhận thầu, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản | Nợ TK 331 Có các TK 111, TK 112 |
Xuất thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản giao cho bên nhận thầu | Nợ TK 241 Có TK 152 |
Khi phát sinh các chi phí khác như: Chi phí lãi vay, chi phí đấu thầu (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi) … | Nợ TK 241 Có các TK 111, TK 112, TK 331, TK 335, TK 3411, TK 343 … |
Khoản tiền phạt nhà thầu thu được về bản chất làm giảm số phải thanh toán cho nhà thầu | Nợ các TK 112, TK 331 Có TK 241 |
3. Nguyên tắc kế toán tài khoản xây dựng cơ bản dở dang (Tk 241):
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo quy định của pháp luật hiện nay có mã số tài khoản là 241. Theo đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang có nguyên tắc hạch toán tài khoản 241. Theo đó, tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình và từng hạng mục thi công nhất định. Ở mỗi công trình và ở mỗi hạng mục thi công nhất định thì sẽ hạch toán chi tiết đối với từng nội dung chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời được theo dõi lũy kế bắt đầu kể từ thời điểm khởi công xây dựng cho đến khi công trình đó được bàn giao và đưa vào sử dụng trên thực tế. Tài khoản 241 theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được sử dụng ở các đơn vị không thành lập ban quản lý dự án với mục đích phản ánh rõ và phản ánh đầy đủ chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó bao gồm các khoản như các chi phí xây dựng, chi phí thiết kế, lắp đặt các thiết bị tính riêng cho từng hạng mục công trình. Chi phí quản lý và các chi phí khác sẽ được tính chung cho tổng thể công trình khi công trình đó được hoàn thành. Kế toán đối với tài khoản xây dựng cơ bản dở dang 241 sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tính riêng chi phí cho từng hạng mục công trình nếu xác định được mức chi phí riêng cho từng hạng mục công trình;
– Nếu các chi phí được tính cho nhiều công trình khác nhau thì các đơn vị sẽ có quyền phân bổ theo những tiêu chí phù hợp với từng hạng mục công trình nhất định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Công văn 1980/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc nộp báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT-BTC;
– Công văn 845/TCT-CNTT của Tổng cục Thuế về kế hoạch nâng cấp các ứng dụng đáp ứng Thông tư 133/2016/TT-BTC.
THAM KHẢO THÊM: