Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì? Các loại hình doanh nghiệp hiện nay? Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp? Dự toán chi phí thành lập công ty bao nhiêu? Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2021?
Thành lập doanh nghiệp không phải là vấn đề quá mới mẻ trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn thắc mắc liệu chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì và dự toán chi phí thành lập công ty là bao nhiêu? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề trên đây.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
;Luật doanh nghiệp 2020Thông tư 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;- Nghị định 78/2015 hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Dự toán chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
1. Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi phí để đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được các văn bản luật và dưới luật quy định cụ thể. Song nhìn chung để thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải nộp các loại phí và lệ phí như sau:
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Phí soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lên sở Kế hoạch và Đầu tư ( nếu có);
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Khắc mẫu dấu và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;
- Đặt và treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Mua chữ ký số khai thuế qua mạng;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và đầu tư cho doanh nghiệp;
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho năm nay;
- Khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp;
- Đặt in hóa đơn giá trị gia tăng và thông báo phát hành hóa đơn.
2. Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Các cá nhân hay tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp dưới 05 loại hình sau đây:
Thứ nhất, công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Có tối thiếu từ 03 cổ đông trở lên và không giới hạn số lượng tối đa. Các cổ đông có thể tổ chức hoặc cá nhân và không thuộc các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Nhìn chung loại hình doanh nghiệp giống với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thứ tư, công ty hợp danh
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Thứ năm, công ty tư nhân
Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp. Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
3. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp
Một, hồ sơ thành lập
Nhìn chung thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã chuẩn bị tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh.
Ba, thời hạn giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bốn, các hình thức nộp hồ sơ
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức nộp hồ sơ đã được đa dạng hóa hơn, cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ đầy đủ trực tiếp tại Phòng kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên để nộp được hồ sơ bắt buộc phải có tài khoản đăng kí kinh doanh hoặc Chữ ký số công cộng. Đây là một hình thức nộp còn khá mới so với các doanh nghiệp.
4. Dự toán chi phí thành lập công ty bao nhiêu?
Chi phí thành lập doanh nghiệp luôn là câu hỏi cần lời giải đáp đầu tiên đối với các cá nhân hay tổ chức có ý định kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhìn chung chi phí thành lập doanh nghiệp khá phù hợp với nền kinh tế hội nhập và nhu cầu của người dân. Dự toán chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm như sau:
- Phí nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: 50.000 đồng.
- Phí đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng;
- Phí khắc dấu doanh nghiệp: Tùy thuộc vào từng cơ sở mà mức phí dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng;
- Phí đặt bảng hiệu công ty: Tùy thuộc vào nhu cầu của cá nhân (tổ chức) và từng cơ sở kinh doanh mà dao động từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Phí mua chữ ký số gói 1 năm: Thông thường thì sẽ khoảng 1.600.000 đồng;
- Nộp ký quỹ trong tài khoản ngân hàng: Tùy thuộc vào ngân hàng nhưng thường khoảng 1.000.000 đồng;
- Mức đóng thuế môn bài: Tùy thuộc vào vốn điều lệ và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký. Mức thuế có thể dao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/ năm.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm, thì chỉ phải đóng 50% thuế môn bài của năm đó.
- Đặt in hóa đơn giá trị gia tăng: Tùy thuộc vào từng cơ sở in hóa đơn giá trị gia tăng nhưng thông thường sẽ 352.000 đồng/ 01 cuốn (đã bao gồm VAT).
Như vậy, trên đây chỉ là những mức giá tham khảo tại thời điểm hiện tại vì những con số trên có thể sẽ thay đổi theo giá thị trường tăng hoặc nhà nước có sửa đổi, bổ sung thêm. Nhưng nếu cá nhân hay tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại thì có tổng dự toán thành lập doanh nghiệp có thể là 8.502.000 đồng. Trong trường hợp thuế tổ chức khác soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải cộng thêm phí thuê dịch vụ.
Lưu ý: Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch thành lập doanh nghiệp tại công ty thì một số thông tin khách hàng cần cung cấp:
Tuy nhiên đối với quý khách có nhu cầu thành lập công ty với ngành nghề hàng gia dụng chỉ cần cung cấp một số thông tin cần thiết sau đây, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ quý khách soạn thảo, nộp và nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.
STT | NỘI DUNG |
01 | Tên doanh nghiệp |
02 | Số điện thoại (nếu có) |
03 | Vốn điều lệ |
04 | Địa chỉ trụ sở chính |
05 | Bản sao giấy tờ tùy thân người dự kiến làm giám đốc |
06 | Họ tên, số điện thoại người dự kiến làm kế toán trưởng |
07 | Danh sách thành viên góp vốn/ cổ đông góp vốn |
08 | Tỉ lệ phần vốn góp/ tỉ lệ cổ phần |
09 | Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên góp vốn/ cổ đông góp vốn |
10 | Họ và tên người đại diện theo pháp luật |
Lưu ý: Theo quy định tại
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chi phí thành lập doanh nghiệp và dự toán chi phí thành lập công ty. Trường hợp quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn.