Trên thực tế, tài sản cố định được coi là nền tảng cơ bản để các công ty, doanh nghiệp thực hiện quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường. Vậy chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản đó hay không?
Mục lục bài viết
1. Chi phí sửa chữa có làm tăng nguyên giá tài sản cố định không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư
– Các chi phí doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động đầu tư nâng cấp cho các tài sản cố định cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, chi phí đó phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định, không được phép tiến hành hoạt động hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong cùng kỳ;
– Các chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định, các chi phí sửa chữa tài sản cố định đó cần phải được hạch toán trực tiếp, hoặc phân bổ dần dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, tuy nhiên tối đa không vượt quá thời gian 03 năm;
– Đối với những tài sản cố định và việc sửa chữa có tính chu kỳ, thì theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ được quyền trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hằng năm. Nếu như số thực chi phục vụ cho việc sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ được quyền tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu như số thực chi phục vụ cho hoạt động sửa chữa tài sản cố định được xác định là nhỏ hơn số đã trích, thì phần chênh lệch được hạch toán sẽ cần phải giảm chi phí kinh doanh trong kỳ;
– Các chi phí liên quan đến tài sản cố định phát sinh sau, được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của các tài sản cố định vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì theo quy định của pháp luật, chi phí đó sẽ được phản ánh tăng nguyên giá tài sản cố định. Các chi phí khác có liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trên thực tế.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ không được tính làm tăng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ được thực hiện thủ tục hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, tuy nhiên tối đa kéo dài không quá 03 năm.
2. Quy định về nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý đối với tài sản cố định. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (sửa đổi tại Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư
– Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp cần phải có 01 bộ hồ sơ riêng. Thành phần hồ sơ riêng trong quá trình quản lý tài sản cố định sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định hoặc hợp đồng giao tài sản cố định;
+ Hóa đơn mua tài sản cố định, các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan chứng minh hoạt động mua bán tài sản cố định. Tuy nhiên, mỗi tài sản cố định cần phải được phân loại, đánh số cụ thể, mỗi tài sản cố định cần phải có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tài sản cố định, và đồng thời cần phải được phản ánh đầy đủ trong sổ theo dõi tài sản cố định.
– Mỗi tài sản cố định cần phải được quản lý theo nguyên giá, quá trình quản lý cần phải quan tâm đến số hao mòn lũy kế của tài sản và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Cụ thể theo công thức như sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định | = | Nguyên giá của tài sản cố định | – | Số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định |
– Đối với những tài sản cố định không cần dùng, những tài sản cố định đang chờ thanh lý tuy nhiên chưa hết khấu hao, các công ty cần phải thực hiện hoạt động theo dõi và quản lý, bảo quản, trích khấu hao theo quy định của pháp luật đối với tài sản đó;
– Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ đối với những loại tài sản cố định đã khấu hao hết, tuy nhiên vẫn đang tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giống như những tài sản cố định thông thường khác.
3. Trích khấu hao tài sản cố định thuê hoạt động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (sửa đổi tại Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định), có quy định về việc cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Theo đó, đối với tài sản cố định đi thuê cần phải được thực hiện như sau:
– Trong trường hợp tài sản cố định thuê hoạt động thì cần phải thực hiện theo quy định như sau:
+ Doanh nghiệp đi thuê sẽ phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản cố định theo các quy định ghi nhận trong hợp đồng thuê tài sản. Chi phí thuê tài sản cố định cần phải được thực hiện hoạt động hạch toán chi tiết vào các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp cho thuê với tư cách là chủ sở hữu cần phải theo dõi và quản lý tài sản cố định cho thuê.
– Đối với tài sản cố định thuê tài chính cần phải được thực hiện như sau:
+ Doanh nghiệp đi thuê cần phải thực hiện trách nhiệm theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản cố định đi thuê giống như tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết ghi nhận cụ thể trong hợp đồng thuê tài sản cố định;
+ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư cần phải thực hiện nghĩa vụ theo dõi, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
– Trong trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản cố định có quy định về việc, bên đi thuê có trách nhiệm và nghĩa vụ sửa chữa tài sản cố định trong thời gian thuê, thì theo quy định của pháp luật, toàn bộ chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê sẽ được phép hạch toán vào chi phí hợp lý hoặc phân bổ dần dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên thời gian tối đa là kéo dài không quá 03 năm.
Theo đó thì có thể nói, tài sản thuê hoạt động sẽ không trích khấu hao, mà chi phí thuê sẽ được hạch toán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Thông tư 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.