Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là gì? Cách hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp? Ưu, nhược điểm của chi phí nguyên liệu trực tiếp?
Mục lục bài viết
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là gì?
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay còn gọi là tài khoản 621 sử dụng nhằm để sản xuất sản phẩm phần lớn chính là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho mỗi đối tượng có liên quan căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và các báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (như đội, trại, địa điểm) sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm là:
– Nguyên vật liệu chính dùng cho việc sản xuất sản phẩm, là các cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm;
– Vật liệu phụ, và những vật liệu khác trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Trường hợp những chi phí này có quan hệ trực tiếp với mỗi đối tượng hạch toán thì tổng hợp trực tiếp các chi phí sản xuất từ chứng từ gốc và các đối tượng có liên quan. Còn nếu như chi phí này có liên quan đến nhiều các đối tượng hạch toán không tập hợp trực tiếp được thì sẽ có thể dùng phương pháp là phân bổ gián tiếp bằng các tiêu thức như là:
– Phân bổ theo định mức tiêu hao các nguyên vật liệu;
– Phân bổ theo khối lượng sản phẩm đã hoàn thành;
– Phân bổ theo hệ số.
2. Cách hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.1. Nguyên tắc kế toán:
– Tài khoản này là dùng để phản ánh về chi phí nguyên liệu, về vật liệu sử dụng trực tiếp cho các hoạt động sản xuất các sản phẩm, thực hiện dịch vụ của những ngành công nghiệp, của xây lắp, của nông, lâm, ngư nghiệp, của giao thông vận tải, của bưu chính viễn thông, của kinh doanh khách sạn, du lịch, và dịch vụ khác.
– Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 các chi phí nguyên liệu, vật liệu (bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và các vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp nhằm sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ ở trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Các chi phí nguyên liệu, vật liệu sẽ phải tính theo giá thực tế khi mà xuất sử dụng.
– Trong kỳ kế toán mà thực hiện việc ghi chép, việc tập hợp các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào ở bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” theo mỗi đối tượng sử dụng trực tiếp những nguyên liệu, vật liệu này (nếu như khi xuất nguyên liệu, vật liệu cho quá trình làm sản xuất sản phẩm, thực hiện các dịch vụ, xác định được cụ thể, được rõ ràng cho mỗi đối tượng sử dụng); hoặc là tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất, quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ (nếu như khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho cả quá trình sản xuất sản phẩm, các dịch vụ không thể xác định được cụ thể, rõ ràng cho mỗi đối tượng sử dụng).
– Cuối kỳ kế toán, sẽ thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu mà đã được tập hợp riêng biệt cho các đối tượng sử dụng), hoặc là tiến hành tính phân bổ và các kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu như không tập hợp riêng biệt cho mỗi đối tượng sử dụng) vào tài khoản 154 phục vụ trong việc tính giá thành thực tế của mỗi sản phẩm, dịch vụ ở trong kỳ kế toán. Khi mà tiến hành phân bổ trị giá các nguyên liệu, vật liệu vào trong giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải sử dụng những tiêu thức phân bổ sao cho hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng,…
– Khi mua các nguyên liệu, vật liệu, nếu như thuế GTGT đầu vào mà được khấu trừ thì trị giá của nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm cả thuế GTGT. Nếu như thuế GTGT đầu vào mà không được khấu trừ thì trị giá của nguyên liệu, vật liệu sẽ bao gồm cả thuế GTGT.
– Phần các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mà vượt trên mức bình thường thì sẽ không được tính vào giá thành các sản phẩm, dịch vụ mà sẽ phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu mà xuất dùng trực tiếp cho các hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc là thực hiện dịch vụ ở trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
– Kết chuyển về trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh ở trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc là TK 631 “Giá thành sản xuất” và các chi tiết cho những đối tượng để tính về giá thành sản phẩm, dịch vụ.
– Kết chuyển về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà vượt trên mức bình thường sẽ vào TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mà sử dụng không hết sẽ được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
2.3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
– Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc là thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:
+ Nợ TK 621 – Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
+ Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Trường hợp mà mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (sẽ không qua nhập kho) cho các hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc là thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào mà được khấu trừ, ghi:
+ Nợ TK 621 – Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
+ Nợ TK 133 – Thuế GTGT mà được khấu trừ
+ Có các TK 331, 141, 111, 112,…
– Trường hợp số nguyên liệu, số vật liệu xuất ra mà không sử dụng hết vào các hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc là thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, sẽ ghi:
+ Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
+ Có TK 621 – Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
– Đối với phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà vượt trên mức bình thường hoặc là hao hụt sẽ được tính ngay vào giá vốn của hàng bán, ghi:
+ Nợ TK 632 – Giá vốn của hàng bán
+ Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
– Đối với phần chi phí nguyên vật liệu mà sử dụng chung cho
+ Khi mà phát sinh các chi phí nguyên vật liệu mà sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì căn cứ hoá đơn và những chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 621 – Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (theo chi tiết từng hợp đồng)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331…
+ Định kỳ, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ về chi phí chung (sẽ có sự xác nhận của các bên) và sẽ xuất hoá đơn GTGT nhằm để phân bổ các chi phí nguyên vật liệu mà sử dụng chung cho các hợp đồng hợp tác kinh doanh cho những bên, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (sẽ chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Trường hợp mà khi phân bổ các chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, thì kế toán sẽ ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách là ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Cuối kỳ kế toán, sẽ căn cứ vào Bảng phân bổ về vật liệu tính cho mỗi đối tượng sử dụng các nguyên liệu, vật liệu (căn cứ phân xưởng sản xuất sản phẩm, các loại sản phẩm, các công trình, hạng mục công trình của các hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,…) theo đúng phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:
+ Nợ TK 154 – Chi phí về sản xuất, kinh doanh dở dang
+ Nợ TK 631 – Giá thành về sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
+ Nợ TK 632 – Giá vốn của hàng bán (phần vượt trên mức bình thường)
+ Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
3. Ưu, nhược điểm của chi phí nguyên liệu trực tiếp:
3.1. Ưu điểm:
– Việc tách biệt về giá trị của nguyên vật liệu trực tiếp với lại tổng chi phí của nguyên liệu phát sinh của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được toàn bộ nguyên vật liệu hoặc các chi phí khác đã phát sinh để mua các nguyên vật liệu của công ty mà có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất các hàng hoá của công ty mà các chi phí nguyên vật liệu còn lại sau khi mà trừ đi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở trong tổng các chi phí nguyên vật liệu sẽ chính là chi phí nguyên vật liệu gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu.
– Nó là một thành phần thiết yếu của chính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và không thể tính được giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong trường hợp mà số tiền chi cho nguyên vật liệu trực tiếp không có sẵn.
3.2. Nhược điểm:
Sẽ có một số chi phí nguyên vật liệu phổ biến mà doanh nghiệp không thể phán đoán được là liệu chi phí phát sinh chính là nguyên liệu trực tiếp hay là chi phí nguyên vật liệu gián tiếp. Nếu như có bất kỳ sự cố nào như vậy thì sẽ rất có thể các chi phí vật chất trực tiếp được tính là sai.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
– Thông tư