Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ xem xét đến các chi phí được trừ đi khi tính loại thuế này. Vậy chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN không?
Mục lục bài viết
1. Chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN không?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số
– Ngoại trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 6 thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp có khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Đồng thời, đảm bảo điều kiện là khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp mà khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
Cần lưu ý rằng: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng;
Nếu có phát sinh trường hợp là mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này);
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số
– Theo quy định hiện hành thì những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
+ Thứ nhất, Đối với các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
+ Thứ hai, Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư;
Trong trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, khi thực hiện hoạt động kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
+ Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
++ Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
++ Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay;
Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu;
Đồng thời, căn cứ tại Công văn 29617/CTHN-TTHT năm 2023 quy định như sau: Trường hợp Công ty có phát sinh khoản chi phí lãi vay vốn ngân hàng thì Công ty được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC trừ phần chi phí trả lãi tiền vay quy định tại tiết 2.17, tiết 2.18 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên;
Với các nội dung đã được pháp luật quy định thì khoản chi phí lãi vay vốn ngân hàng của công ty được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Riêng đối với trường hợp là khoản chi phí lãi vay vốn ngân hàng quy định tại tiết 2.17, tiết 2.18 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì sẽ không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Các trường hợp xác định chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Trường hợp 1, khi doanh nghiệp góp đủ vốn:
Đối với trường hợp mà công ty cần vay vốn đã lựa chọn tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu thì sẽ không bị hạn chế về lãi suất;
Xét đến trường hợp công ty vay của của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì mức lãi vay phải thực hiện theo quy định là không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Trường hợp 2, doanh nghiệp đi vay để góp vốn:
+ Thời gian để doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ của doanh nghiệp là trong vòng 90 ngày;
+ Bên cạnh đó, tại quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC cũng đã ghi nhận rằng: trong trường hợp doanh nghiệp đi vay để góp vốn thì phần lãi vay tương ứng với số vốn còn góp thiếu sẽ không được tính vào chí phí của doanh nghiệp;
– Trường hợp 3, doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ:
Trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
Nếu số tiền mà doanh nghiệp vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ;
– Trường hợp 4, số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu công ty phát sinh nhiều khoản vay thì Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ = tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu / (số tiền vay x tổng số lãi vay)
+ Khi công ty chỉ phát sinh một khoản vay thì Khoản chi trả lãi tiền không được trừ = số vốn điều lệ còn thiếu x lãi suất của khoản vay x thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
3. Công thức tính chi phí lãi vay chuẩn nhất:
– Đối với trường hợp vay ngân hàng thì tính chi phí lãi vay ngân hàng
Doanh nghiệp khi tham gia vay vốn tại ngân hàng thì sẽ mặc định áp dụng công thức chung cho tất cả các ngân hàng. Công thức tính lãi vay phổ biến nhất hiện này mà các ngân hàng đang áp dụng là tính theo dư nợ giảm dần có công thức như sau:
Lãi phải trả (Tháng) | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ |
365 |
– Cách tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác
Về cơ bản thì lãi vay sẽ được tính dựa trên Dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) và thời gian duy trì số nợ thực tế nên có thể áp dụng công thức sau đây:
Lãi phải trả | = | Lãi trả theo tháng | + | Lãi trả lẻ ngày |
Trong đó:
Lãi phải trả theo tháng | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay (năm) | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ |
365 |
Lãi trả lẻ ngày | = | Dư nợ vay hiện tại | x | Lãi suất vay (năm) | x | Số ngày thực tế duy trì dư nợ lẻ tháng |
365 |
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
THAM KHẢO THÊM: