Thông thường, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được giải quyết thông qua Tòa án và để đưa vụ án này ra xét xử cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền án phí. Vậy chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức. Hiện nay, các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, các phương thức lừa đảo ngày càng đa dạng trong đó phải kể đến đó là lừa đảo qua mạng. Theo ghi nhận tại Điều 17
Một hành vi được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đảm bảo các yếu tố cấu thành theo đúng quy định hiện nay, để xác định một người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phải đảm bảo 4 yếu tố cấu thành được nêu dưới đây:
– Thứ nhất về mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
+ Chúng ta phải xem xét đến hành vi của cá nhân khi thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi cụ thể nhất thể hiện đó là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối ở đây được hiểu là việc cá nhân này đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và tiến hành giao tài sản cho người phạm tội. Quá trình đưa ra thông tin giả có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ví dụ như lời nói, văn bản, hành động cụ thể,..
Chiếm đoạt tài sản sẽ được hiểu là việc cá nhân này tiến hành chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là hệ quả đối với việc cá nhân này sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt.
Ví dụ như lợi dụng mối quan hệ thân thiết là hàng xóm với nhau mà A đã mượn xe của B với mục đích là đi qua nhà một người bạn thân, sau khi được B tin tưởng giao xe thì tiến hành bán tài sản này và không trả xe cho chủ sở hữu.
+ Xét về giá trị tài sản chiếm đoạt: tài sản bị chiếm đoạt phải đạt mốc tối thiểu đó là 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp ngoại lệ, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc cá nhân này đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích tại cơ quan có thẩm quyền mà thực hiện hành vi nêu trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
– Yếu tố thứ hai cần nhắc đến đó là khách thể tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Khách thể của tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là việc hành vi này tác động lên và xâm hại quyền lợi ích gì của bị hại. Trong trường hợp này hành vi nêu trên xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Yếu tố thứ ba về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Mặt chủ quan thường được nhắc đến để chỉ ý định, mục đích, suy nghĩ ban đầu của người tội phạm. Người phạm tội đương nhiên thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Trước khi đưa ra quyết định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác đã lên sẵn kế hoạch và ý định chiếm đoạt bằng được tài sản.
Đây là yếu tố mấu chốt để có thể chứng minh được cá nhân này có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay là có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiến được tài sản. Thậm chí hành vi của người phạm tội biết rõ được hậu quả pháp lý có thể xảy ra nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Yếu tố thứ tư liên quan đến chủ thể: đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người đảm bảo độ tuổi theo đúng quy định đó là trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự không thuộc các trường hợp đó là bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi. Có khả năng nhận thức và đánh giá được vấn đề cũng như chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình gây ra.
2. Chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Các cá nhân, tổ chức khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có quyền làm đơn tố cáo trình bày lên cơ quan công an có thẩm quyền hoặc có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Khi chủ thể lựa chọn khởi kiện ra Tòa án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ mất một khoản chi phí nhất định có thể kể đến các khoản chi phí liên quan đến nhờ người bảo vệ quyền lợi của mình hoặc tiền án phí, lệ phí tại Tòa án, một số vụ việc còn có phát sinh thêm chi phí về giám định,.. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi mới tiến hành nộp đơn và thực hiện việc nộp án phí. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự như sau:
– Cá nhân tố cáo hành vi của cá nhân khác sau đây được gọi là bị cáo sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm hoặc tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm hoặc không cần nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và tạo ứng án phí dân sự phúc thẩm;
– Cá nhân trên cương vị là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không có trách nhiệm phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm hoặc các khoản tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm;
– Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi có đơn yêu cầu giải quyết vụ án hình sự kháng cáo về phần dân sự thì phải nộp tiền ở án phí dân sự phúc thẩm trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của nghị quyết này;
– Trách nghiệm nộp tiền tạm ở án phí dân sự phúc thẩm phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 28 của Nghị quyết này và lưu ý rằng thời gian nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 của Nghị quyết.
Với quy định nêu trên, khi các cá nhân tiến hành khởi kiện vụ án hình sự sơ thẩm hay phúc thẩm đều không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền tạm ứng án phí chỉ phát sinh trong trường hợp các bên có yêu cầu kháng cáo ( trừ bị cáo) về phần dân sự. Thông thường các vụ khởi kiện ra Tòa án đều phải nộp tiền tạm ứng án phí, nhưng đối với trường hợp nêu trên cá nhân không phải nộp tiền tạm ứng án phí vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó là nộp tiền án phí với mức là 200.000đ trên một vụ việc. Mức án phí này đã được ghi nhận tại danh mục án phí quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH.
3. Cá nhân là người cao tuổi bị lừa đảo thì có được miễn nộp tiền án phí hay không?
Từ trước đến nay, tiền án phí luôn là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện để Tòa án có thể tiếp tục giải quyết một vụ án hình sự. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có quy định những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc án phí cụ thể như sau:
– Quá trình khởi kiện được diễn ra vì người lao động nhận thấy quyền lợi của mình đang bị xâm phạm nghiêm trọng liên quan đến việc đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, các khoản bảo hiểm xã hội; trong quá trình làm việc những cá nhân này bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng không được cơ quan, tổ chức giải quyết thỏa đáng thì có quyền yêu cầu tiền bồi thường về vấn đề này;
– Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng của người lao động khi nhận thấy việc bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải chấm dứt
– Liên quan đến vụ việc dân sự khi cá nhân có yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ mối quan hệ huyết thống cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự;
– Trong quá trình làm việc mà cơ quan Nhà nước đưa ra quyết định hành chính, hành vi hành chính có những sai phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường thị trấn thì cá nhân có quyền khiếu kiện quyết định hành chính hành vi hành chính này;
– Quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín là quyền tuyệt đối của một cá nhân và được pháp luật thừa nhận khi nhận thấy quyền lợi của mình bị một cá nhân, tổ chức khác xâm phạm thì người bị hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường về những thiệt hại mà mình đã phải trải qua;
– Pháp luật cũng luôn đề cao tính chất nhân đạo và việc quy định về miễn án phí lệ phí khi những đối tượng như trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng hiện rõ được điều này; Ngoài ra, đối với những đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc tại khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc các cá nhân là nhân thân liệt sĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ thì cũng nằm trong trường hợp để miễn tiền án phí hoặc tiền tạm ứng án phí.
Lưu ý: để đảm bảo quyền lợi này cá nhân cần tiến hành làm đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh mình thuộc trường hợp được miễn giảm. Các cá nhân tổ chức cần lưu ý nội dung đơn đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí Tòa án phải có đầy đủ những thông tin sau: các thông tin về ngày, tháng, năm làm đơn; họ tên, địa chỉ của người làm đơn; Đặc biệt là lý do căn cứ đề nghị miễn giảm phải được trình bày rõ ràng mạch lạc đề toán có thể xem xét cân nhắc một giải quyết một cách nhanh chóng.
4. Trong vụ án hình sự sơ thẩm thì ai có trách nhiệm nộp tiền án phí?
Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì nghĩa vụ chịu án phí cho vụ án hình sự phải tuân thủ theo đúng nội dung dưới đây:
– Đối với những vụ án hình sự sơ thẩm, người bị kết án sẽ phải chịu hoàn toàn án phí trong phiên tòa này;
– Với những vụ án khởi kiện theo yêu cầu của bị hại nhưng sau khi kết thúc phiên xét xử Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố giúp yêu cầu theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì mức án phí hình sự sơ thẩm sẽ thuộc về bên bị hại đã yêu cầu khởi tố chi trả;
– Trong một vụ án hình sự mà có yếu tố dân sự sơ thẩm thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này;
– Khi bị cáo có hành vi thiệt hại đến tài sản của bị hại và bị hại đã tiến hành khai báo hành vi này ra bên cơ quan Tòa án nhưng trong quá trình xác minh thì tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;
– Với những vụ án mà bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật nhưng không đề cập đến một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì bị hại sẽ không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ bị tòa án bác bỏ;
– Quyền yêu cầu của bị hại không hề bị giới hạn tuy nhiên trong quá trình xem xét, nếu Tòa án thấy những yêu cầu bồi thường thiệt hại không phù hợp với quy định pháp luật thì Tòa án sẽ phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa chấp nhận. Trong trường hợp đã nhận được lời tư vấn của bên Tòa án nhưng họ vẫn yêu cầu tòa giải quyết thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được tòa chấp nhận;
– Khi tiếp nhận đơn giải quyết về các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại mà mà đương sự bị cáo tự thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị tòa án ghi nhận về việc bồi thường thiệt hại đó thì họ sẽ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Còn trong trường hợp tại phiên tòa đương sự bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;
– Một số trường hợp bị cáo đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì cá nhân này sẽ không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.