Mỗi công việc sẽ mang những đặc thù riêng và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người lao động, vì vậy để bảo vệ sức khỏe của người lao động và sớm phát hiện ra bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động cần phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động hằng năm. Vậy chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ do ai chi trả?
Mục lục bài viết
1. Chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp do ai chi trả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo đó:
-
Hằng năm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 01 lần. Đối với người lao động làm các công việc, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động được xác định là người khuyết tật hoặc người lao động là người chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì sẽ được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần;
-
khi tiến hành thủ tục khám sức khỏe cho người lao động, lao động nữ cần phải được khám tại chuyên khoa phụ sản, người lao động làm việc trong môi trường lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm, có nguy cơ gây ra bệnh nghề nghiệp thì phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
-
Người sử dụng lao động tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí việc làm cho người lao động đó và trước khi điều chuyển người lao động sang làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn so với công việc hiện tại; hoặc sau khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp này đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp; ngoại trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động;
-
Người sử dụng lao động tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện chuyên môn kĩ thuật;
-
Người sử dụng lao động đưa người lao động được chuẩn đoán mắc các chứng bệnh nghề nghiệp đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyên môn kĩ thuật, để người lao động điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
-
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chi phí cho hoạt động điều trị bệnh nghề nghiệp sẽ do người sử dụng lao động chi trả; chi phí này được hạch toán trực tiếp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không hoạt động dịch vụ.
Như vậy, chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
2. Khi nào phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
-
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015;
-
Đối với những trường hợp nghi ngờ có mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc yêu cầu của người lao động, thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được tiến hành dựa theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, hằng năm thì người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động ít nhất một lần; đối với những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là cá nhân khuyết tật, người lao động là người chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì cần phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Theo đó, hằng năm thì người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động ít nhất một lần. Riêng đối với những người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động là người chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì sẽ được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.
Riêng đối với những trường hợp nghi ngờ có mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc yêu cầu của người lao động, thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo đề nghị của tổ chức/cá nhân có yêu cầu.
3. Có bắt buộc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:
-
Xây dựng phương án, tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên quan trong quá trình bảo vệ an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình đối với những người lao động và những người có liên quan; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
-
Tổ chức hoạt động huấn luyện, hướng dẫn thực hiện quy trình, quy định, nội quy, biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc; trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc; thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe đối với người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thực hiện đầy đủ chế độ khác đối với người lao động khi họ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
-
Không được thực hiện các hành vi khác nhau ép buộc người lao động tiếp tục làm công việc nguy hiểm hoặc quay trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động đó;
-
Cử người giám sát, người kiểm tra quá trình thực hiện quy trình, quy định, nội qui, biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo đúng quy định của pháp luật;
-
Bố trí bộ phận giám sát, người làm công tác giám sát an toàn vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở để thành lập bộ phận bảo vệ an toàn vệ sinh lao động; phân công trách nhiệm, phân công nghĩa vụ, giao quyền hạn liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
-
Lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở trong quá trình xây dựng kế hoạch, quy trình, nội quy, biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
-
Thực hiện nghĩa vụ khai báo, thống kê, điều tra, báo cáo tình hình tai nạn lao động, tình hình bệnh nghề nghiệp, sự cố kĩ thuật gây mất an ninh trật tự, mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng tại nơi làm việc; thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động; chấp hành đầy đủ quyết định của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp. Hay nói cách khác, tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một trong những nghĩa vụ bắt buộc cần phải thực hiện của người sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: