Dịch vụ kinh doanh xăng dầu. Chi phí để mở cây xăng là bao nhiêu? Một số chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu.
Ngày nay, với xu hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và nhu cầu kinh doanh của các chủ đầu tư cùng với nhu cầu sử dụng nhiên liệu của người tiêu dùng, thị trường kinh doanh xăng dầu đang có xu hướng phát triển. Do đó mà ngày càng có nhiều người có xu hướng kinh doanh xăng dầu và ngày càng có nhiều cửa hàng xăng dầu được mọc lên trên khắp các địa phương. Vậy chi phí để mở cửa hàng xăng dầu là bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ trình bày một số chi phí mà chủ đầu tư cần chuẩn bị để mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu và chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh để các chủ đầu tư tham khảo.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Mục lục bài viết
- 1 1. Dịch vụ kinh doanh xăng dầu:
- 2 2. Chi phí để mở cây xăng là bao nhiêu?
- 3 3. Một số chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu:
- 3.1 3.1. Lựa chọn vị trí mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp:
- 3.2 3.2. Nên đảm bảo các điều kiện kinh doanh xăng dầu và có đầy đủ các giấy tờ chứng minh cho việc kinh doanh hợp pháp:
- 3.3 3.3. Nên đảm bảo mức vốn duy trì để nhập nguyên liệu xăng dầu:
- 3.4 3.4. Đảm bảo hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo Quy chuẩn quốc về phòng cháy và chữa cháy:
1. Dịch vụ kinh doanh xăng dầu:
Cây xăng hay còn được gọi là trạm xăng là nơi chứa nhiên liệu xăng dầu để nạp nhiên liệu cho các phương tiện giao thông hoặc các công cụ máy móc sử dụng nhiên liệu xăng dầu để vận hành. Một cửa hàng xăng dầu sẽ có một hoặc nhiều cây xăng tuỳ theo đăng ký và khả năng kinh doanh của thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Xăng dầu được biết đến là tên gọi chung của các nhiên liệu bao gồm xăng và dầu. Xăng dầu trên thực tế bao gồm các sản phẩm như: dầu Điêzen, dầu hoả, xăng dùng làm động cơ,…
Kinh doanh xăng dầu không được định nghĩa cụ thể thành một khái niệm nhưng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP qua một số hoạt động như sau, được gọi là hoạt động kinh doanh xăng dầu:
– Sản xuất và pha chế xăng dầu;
– Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu xăng dầu, nhiên liệu, chuyển khẩu xăng dầu;
– Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
– Thực hiện dịch vụ cho thuê kho cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Tất các các hoạt động trên được gọi chung là hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Chi phí để mở cây xăng là bao nhiêu?
Chi phí để mở cây xăng được tính đến nhiều mặt, nhiều khoản phí như: chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí nhập nguyên liệu xăng dầu, chi phí xây dựng trụ bơm xăng và các thiết bị cần thiết, chi phí nhân công… Tuỳ vào quy mô và mức độ kinh doanh của chủ đầu tư, chi phí xây dựng cây xăng cũng khác nhau. Tuy nhiên chi phí xây dựng cây xăng là rất lớn, được dự trù rơi vào khoảng trên dưới 05 tỷ đồng. Cùng điểm qua một số khoản chi phí sau đây:
2.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh xăng dầu:
Tiền thuê mặt bằng hiện nay được tính theo diện tích thuê và vị trí của mặt bằng được thuê. Tuy nhiên việc mở cây xăng phải đảm bảo về diện tích mà pháp luật cho phép. Theo đó, diện tích cho phép để mở cây xăng tại khu vực nội thành là 300m2, diện tích cho phép để mở cây xăng tại khu vực ngoại thành là 600m2. Do đó, số tiền thuê mặt bằng sẽ rơi vào khoảng từ 15 đến 30 triệu đồng cho một tháng. Tuy nhiên một số cây xăng được xây dựng với quy mô lớn, xây dựng ở các đô thị lớn để tiếp cận khách hàng thì chi phí phục vụ việc thuê mặt bằng có thể lên đến 40 hoặc 50 triệu đồng cho một tháng.
2.2. Chi phí xây dựng trụ xăng và một số thiết bị cần thiết theo quy chuẩn quốc gia:
Đây được xem là khoản chi phí lớn nhất trong việc xây dựng cây xăng. Một cây xăng có thể có một hoặc nhiều trụ xăng. Càng xây dựng nhiều trụ xăng thì chi phí càng tăng cao. Do đó khi xây dựng trụ xăng cần phải cân nhắc kỹ về điều kiện địa lý, điều kiện dân cư và mật độ lưu thông để xây dựng số lượng trụ xăng phù hợp. Bên cạnh đó, việc chi trả cho một số thiết bị khác cũng quan trọng bởi khi xây dựng cây xăng phải đảm bảo có hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo Quy chuẩn quốc gia và một số thiết bị cần thiết khác như bồn chứa xăng, quầy bán hàng, nhà ăn, nhà vệ sinh cho nhân viên và khách hàng… Chi phí đối với khoản đầu tư này ước tính rơi vào khoảng 1-3 tỷ đồng đối với những cây xăng có khoảng 4-5 trụ bơm xăng. Những cây xăng có nhiều trụ bơm xăng hơn thì chi phí phải chi trả cũng sẽ cao hơn nhiều lần so với con số này.
2.3. Chi phí nhập nguyên liệu xăng dầu:
Đây là nguồn nguyên liệu chính không thể thiếu khi kinh doanh xăng dầu. Để đảm bảo có đủ nhiên liệu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh xăng dầu cần nhập khoản 20.000 lít xăng dự trữ tại bể chứa xăng. Tương đương với con số 20.000 lít xăng đó là khoản chi phí khoảng 300 đến 500 triệu đồng. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, giá xăng dầu có nhiều biến động, có những thời điểm giá xăng dầu bán lẻ tăng đỉnh điểm do khan hiếm nhiên liệu nên có thể thấy giá nhập nhiên liệu cũng tăng theo. Có thể thấy, giá nhập nhiên liệu xăng dầu ở thời điểm này đối với 20.000 lít xăng có thể lên đến gần 01 tỷ đồng.
2.4. Chi phí chi trả cho nhân lực làm việc tại cây xăng:
Nhân lực làm việc tại cây xăng được xem là nhóm người lao động làm việc trong môi trường có nhiều nguy hiểm. Tiếp xúc với xăng dầu mỗi người không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà còn là mối đe doạ đến tính mạng của nhân viên. Do đó, mức lương chi trả cho nhân viên làm công việc này cũng phải là mức lương cao, xứng đáng với công việc. Một cây xăng dự tính có 01 quản lý cây xăng, có khoảng 05 đến 10 nhân viên làm công việc bơm xăng cho khách hàng, 01 kế toán và một số nhân viên làm công việc phụ khác. Theo đó, mức lương chi trả cho nhân viên làm việc tại cây xăng rơi vào khoảng 100 đến 300 đồng cho một tháng tuỳ vào số lượng nhân lực phục vụ.
3. Một số chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh xăng dầu:
Nhiều người thấy được kinh doanh xăng dầu mang đến nhiều lợi nhuận nên gắng sức đầu tư vào việc kinh doanh xăng dầu nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Sau đây, Luật Dương Gia xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các chủ đầu tư có thêm kiến thức và những chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc kinh doanh.
3.1. Lựa chọn vị trí mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp:
Khi có dự định mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu, chủ đầu tư nên khảo sát và tìm hiểu kỹ về mặt bằng kinh doanh. Phải tính đến các tiêu chí về thuận lợi khi tham gia giao thông, các phương tiện giao thông dễ tiếp cận và mật độ tham gia giao thông tại khu vực định mở cửa hàng. Không nên chọn vị trí cửa tại gần những cửa hàng xăng dầu đã mở, đã có một lượng khách ổn định. Như vậy sẽ giảm hiệu suất kinh doanh và thể hiện sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh.
3.2. Nên đảm bảo các điều kiện kinh doanh xăng dầu và có đầy đủ các giấy tờ chứng minh cho việc kinh doanh hợp pháp:
Khi mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu cần phải kiểm tra lại các điều kiện để kinh doanh được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được pháp luật quy định thì cần đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ chứng minh việc kinh doanh. Cụ thể:
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu do Sở Công thương cấp theo Mẫu số 4 được ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với đất thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh xăng dầu) hoặc
– Bản thiết kế cây xăng và Giấy cấp phép xây dựng cây xăng để chứng minh cây xăng được xây dựng hợp pháp theo quy định và đã được phê duyệt xây dựng;
– Bản kê khai các trang thiết bị tại cây xăng;
– Chứng chỉ đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với nhân viên làm việc tại cây xăng;
– Giấy kiểm định về cột bơm xăng có độ chính xác và an toàn theo tiêu chuẩn đo lường được Nhà nước quy định;
– Đối với những cây xăng bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện tàu, thuyền chạy đường thuỷ thì phải đảm bảo có Giấy chứng nhận an toàn do cơ quan Đăng kiểm- Cục đường sông cấp.
3.3. Nên đảm bảo mức vốn duy trì để nhập nguyên liệu xăng dầu:
Việc đảm bảo mức vốn để duy trì nhập nguyên liệu xăng dầu là hết sức quan trọng. Nếu thiếu nhiên liệu thì cây xăng sẽ phải đóng cửa vì không đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nhiều cây xăng không đảm bảo nguồn nhiên liệu nên phải đóng cửa dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu, người dân phải xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để được đổ xăng tại một cơ sở còn đủ nhiên liệu.
3.4. Đảm bảo hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo Quy chuẩn quốc về phòng cháy và chữa cháy:
Xăng dầu là nhiên liệu chính để gây ra hiện tượng cháy nổ. Do đó chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng dẫn đến hiện tượng cháy nổ ở cây xăng. Vì vậy mà ở mỗi cây xăng cần thiết phải đảm bảo hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy chuẩn.