Tổ chức thực hiện cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc là một phần quan trọng của hệ thống quản lý an toàn giao thông. Để giúp chúng ta hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan để đảm bảo cứu hộ diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ bàn về vấn đề liên quan đến chi phí cứu hộ trên đường cao tốc ai là người chi trả?
Mục lục bài viết
1. Chi phí cứu hộ trên đường cao tốc ai là người chi trả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP có quy định tổ chức thực hiện cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như sau:
– Tổ chức thực hiện cứu hộ:
+ Người điều khiển hoặc chủ phương tiện có quyền và nghĩa vụ tổ chức cứu hộ, trong đó bao gồm cả hình thức thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa, người tham gia giao thông trên phương tiện của mình;
+ Tổ chức, cá nhân cứu hộ sẽ phải có mặt nhanh chóng tại hiện trường trong thời gian ngắn nhất sau khi nhận được thông tin để tiến hành thực hiện cứu hộ người, phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc;
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà gây tai nạn hoặc chủ phương tiện sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ.
+ Người điều khiển hoặc chủ phương tiện không thực hiện biện pháp cứu hộ kịp thời, dẫn đến ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thì đơn vị khai thác, bảo trì sẽ là đơn vị trách nhiệm thực hiện cứu hộ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện sẽ tiến hành chi trả, nếu trường hợp người điều khiển phương tiện không thực hiện chi trả thì chủ phương tiện sẽ có trách nhiệm chi trả. Việc chi trả chi phí cứu hộ đối với trường hợp này sẽ được thực hiện trước khi bàn giao phương tiện cho người điều khiển hoặc chủ phương tiện.
+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ không phải có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ khi nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự
Như vậy, theo như quy định trên, khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn hoặc chủ phương tiện sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ.
Bên cạnh đó nếu trường hợp xác định được nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí cứu hộ.
2. Chi phí cứu hộ trên đường cao tốc bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BGTVT quy định các nội dung chi phí cứu hộ trên đường cao tốc bao gồm:
– Bảo vệ nguyên hiện trường, điều tiết giao thông khu vực hiện trường;
– Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến các nơi quy định;
– Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến các nơi quy định;
– Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ nếu xét thấy là cần thiết;
– Vận chuyển các phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến nơi quy định;
– Xác định về mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra;
– Dọn dẹp và vệ sinh hiện trường sau cứu hộ;
– Hỗ trợ cứu hộ xác minh các thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thời, chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả nếu trường hợp xác định nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do người điều khiển phương tiện gây ra hoặc do tình trạng kỹ thuật của phương tiện gây ra (kể cả nguyên nhân do xếp, buộc hàng hóa sai quy định). Chi phí cứu hộ do đơn vị sẽ được giao tổ chức khai thác, bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến đường cao tốc chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác (không do lỗi của người điều khiển phương tiện).
Ngoài ra, nếu trường hợp xác định được nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố cần cứu hộ do đơn vị khai thác, bảo trì xác định. Trường hợp không đồng ý với nguyên nhân được đề xuất; người điều khiển phương tiện thỏa thuận với đơn vị khai thác, bảo trì lựa chọn tổ chức có chuyên môn phù hợp để xác định nguyên nhân. Chi phí xác định nguyên nhân được tính vào chi phí cứu hộ. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, đối với các hạng mục công việc cần cứu hộ không có định mức được quy định tại Thông tư này thì chi phí thực hiện công tác cứu hộ được xác định trên cơ sở lập dự toán thực tế, trình cơ quan có thẩm quyền sau đây phê duyệt:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc cơ quan được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền; Sở Giao thông vận tải đối với đường cao tốc được giao quản lý;
– Nhà đầu tư đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức hợp đồng BOT hoặc hình thức hợp đồng dự án khác.
3. Cơ quan Công an có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan Công an khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như sau:
– Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
+ Cơ quan Công an sẽ có trách nhiệm chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.
Như vậy, theo như quy định được nêu trên, thì Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin.
Đồng thời sẽ chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.
4. Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ theo quy định khoản 8 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như sau:
– Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc:
+ Các trung tâm quản lý, hầm đường cao tốc, điều hành giao thông và các hạng mục cần thiết khác sẽ phải được trang bị các hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, quy trình vận hành khai thác công trình.
+ Người quản lý sử dụng đường cao tốc sẽ là người có trách nhiệm xây dựng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; tổ chức các buổi tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, phân công thực hiện; rà soát tình trạng, sửa chữa, bổ sung, thay thế hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, mua bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
+ Chi phí thực hiện trong công tác phòng cháy, chữa cháy được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.
+ Đơn vị khai thác, bảo trì sẽ là đơn vị có trách nhiệm tham gia xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy theo phân công; thường xuyên kiểm tra hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa chữa, thay thế các hạng mục, thiết bị hư hỏng, không sử dụng được
Theo như quy định trên, việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc được thực hiện theo quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 25/2023/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc;
– Thông tư 08/2015/TT-BGTVT quy định về công tác cứu hộ và định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc.
THAM KHẢO THÊM: