Tại sao phải trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng dân sự? Chi phí cho người làm chứng? Chi phí cho người phiên dịch?
Trong tố tụng dân sự, một số trường hợp người làm chứng, người phiên dịch là những người tham gia tố tụng không thể thiếu, sự có mặt của họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Khi các cá nhân này tham gia hoạt động tố tụng dân sự thì đặt ra vấn đề cần phải trải chi phí tham gia tố tụng của những chủ thể này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng dân sự.
Tổng đài Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 81/2014/NĐ- CP ngày 14 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
1. Tại sao phải trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng dân sự?
Tại Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng như sau:
“Điều 77. Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị,
Như vậy, hiểu đơn giản thì người làm chứng chính là người biết được các tình tiết, sự kiện có nội dung liên quan đến vụ án dân sự, việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết.
Còn người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc là người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói (Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Người phiên dịch tham gia tố tụng dân sự với nhiệm vụ là dịch các lời nói của các chủ thể tiến hành tố tụng cho đương sự, người làm chứng,… và ngược lại.
Vậy tại sao phải chi trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch? Thông thường, người làm chứng sẽ được triệu tập lên Tòa án để lấy lời khai trong giai đoạn chuẩn bị tố tụng, triệu tập đến phiên tòa giải quyết vụ án dân sự,… Khi đó, thì người làm chứng phải mất thời gian, bỏ dở công việc của mình để lên Tòa án, nên thu nhập của họ bị ảnh hưởng, cộng thêm đó chính là chi phí để di chuyển,… Còn đối với người phiên dịch, sự tham gia của họ trong hoạt động tố tụng vô cùng quan trọng, có sự tham gia của người phiên dịch thì người tiến hành tố tụng và đương sự mới có thể hiểu được ngôn ngữ, kí hiệu của nhau. Người phiên dịch phải sử dụng công sức, trí tuệ của mình để thực hiện phiên dịch, hay nói cách khác thì họ đang cung cấp “dịch vụ phiên dịch” trong tố tụng dân sự. Như vậy, đặt ra vấn đề chi phí trả cho người làm chứng khi họ đã tham gia vào các hoạt động tố tụng cũng như phải trả chi phí cho người phiên dịch khi họ đã bỏ công sức ra để phiên dịch. Do đó, quy định về chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng dân sự là vô cùng hợp lý. Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ việc dân sự.
2. Chi phí cho người làm chứng
Tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về chi phí cho người làm chứng như sau:
“Điều 167. Chi phí cho người làm chứng
1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
2. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.”
Ngay tại quy định tại Khoản 1 Điều này đã xác định người có nghĩa vụ trả chi phí cho người làm chứng đó chính là đương sự trong vụ án dân sự hoặc đương sự trong việc dân sự. Đương sự này có thể là nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc người có quyền, lợi ích liên quan. Các đương sự phải trả chi phí này vì việc người làm chứng tham gia tố tụng nhằm làm rõ cho vụ việc dân sự, đây chính là đem lại thuận lợi cho việc giải quyết vụ việc dân sự, đem lại lợi ích cho các bên.
Tại Khoản 2 của điều này quy định rõ về chủ thể có nghĩa vụ phải chi trả chi phí cho người làm chứng. Theo đó, nếu lời làm chứng của người làm chứng phù hợp, thống nhất với sự thật mà Tòa án đã xác định và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí cho người làm chứng sẽ do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị người làm chứng chịu. Còn nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị thì người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chi tiền chi phí cho người làm chứng. Quy định này không đề cập đến trường hợp nếu lời làm chứng sai sự thật, vì nghĩa vụ của người làm chứng đó chính là cung cấp những thông tin đúng với những sự thật khách quan họ biết, nếu các cá nhân này cung cấp sai thì còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp sai thông tin.
Về những chi phí được trả cho người làm chứng được xác định theo quy định Nghị định số 81/2014/NĐ- CP, cụ thể như sau:
– Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự bao gồm: chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng. Mức tiền lương cho người làm chứng khi tham gia phiên tòa được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
– Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng, tức đối với người là chứng thông thường, khi đó thì mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
– Chi phí đi lại, chi phí lưu trú: các chi phí này được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hoặc xác định thông qua các hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
– Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 81/2014/NĐ- CP)
Người làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng khi tham gia phiên tòa. (Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 81/2014/NĐ- CP).
3. Chi phí cho người phiên dịch
Chi phí cho người phiên dịch được quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, chi phí cho người phiên dịch được xác định là “khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.”
Chủ thể có nghĩa phí trả chi phí cho người phiên dịch đó chính là người có yêu cầu người phiên dịch chịu, hoặc các bên đương sự có thỏa thuận khác thì người trả chi phí cho người phiên dịch sẽ theo thỏa thuận của các bên. Tại Khoản 3 Điều 168 này quy định nếu “Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Chi phí cho người phiên dịch bao gồm:
– Tiền công của người phiên dịch: Chi phí tiền công cho người phiên dịch được quy định tại Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ- CP, theo đó tiền công cho người phiên dịch tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự được xác định như sau:
“1. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, mức chi biên dịch tiếng dân tộc tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.”
– Chi phí đi lại, chi phí lưu trú được xác định như trường hợp của người làm chứng.
– Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc phiên dịch được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 81/2014/NĐ- CP)
Tương tự như người làm chứng thì người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự được hưởng chế độ chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí người phiên dịch khi tham gia phiên tòa.