Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp tác xã có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Tuy nhiên, chi nhánh hợp tác xã có bắt buộc phải mang tên hợp tác xã hay không?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh hợp tác xã bắt buộc phải mang tên hợp tác xã không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật hợp tác xã năm 2023 có quy định cụ thể về văn phòng đại diện và chi nhánh địa điểm kinh doanh của hợp tác xã. Cụ thể như sau:
– Các đối tượng được xác định là hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã được quyền thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật ở trong nước và ở nước ngoài (ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), tuy nhiên trình tự và thủ tục thành lập cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Văn phòng đại diện có trách nhiệm và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã và phục vụ cho hoạt động của liên hiệp hợp tác xã;
– Chi nhánh được xác định là đơn vị trực thuộc hợp tác xã và trực thuộc liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh có trách nhiệm và nghĩa vụ trong vấn đề thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng và nhiệm vụ của hợp tác xã hoặc chức năng và nhiệm vụ của liên hiệp hợp tác xã. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh hợp tác xã và chi nhánh liên hiệp hợp tác xã cũng phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã và ngành nghề kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã;
– Chi nhánh và văn phòng đại diện, thông tin về địa điểm kinh doanh phải mang tên của hợp tác xã hoặc bằng tên của liên hiệp hợp tác xã, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đó.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật về hợp tác xã hiện nay có quy định, chi nhánh bắt buộc phải mang tên của hợp tác xã kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh của hợp tác xã đó.
2. Xử phạt chi nhánh hợp tác xã không mang tên của hợp tác xã:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, chi nhánh của hợp tác xã bắt buộc phải mang tên hợp tác xã đó. Nếu chi nhánh của hợp tác xã không mang tên hợp tác xã thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 69 của Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về hoạt động của chi nhánh, hoạt động của văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã. Theo đó thì nếu chi nhánh hợp tác xã không mang tên của hợp tác xã thì có thể bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây: Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh hợp tác xã không phù hợp với ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh và văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã không bằng tên của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đó;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc đăng ký không trung thực hoặc đăng ký không chính xác về những thay đổi đối với nội dung đăng ký của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp đầy đó là bắt buộc phải điều chỉnh tên chi nhánh và điều chỉnh tên văn phòng đại diện phù hợp với tên của hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, nếu chi nhánh không mang tên hợp tác xã thì hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Đồng thời khi vi phạm thì chi nhánh hợp tác xã còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải điều chỉnh lại tên chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Hợp tác xã có thể đăng ký thành lập chi nhánh hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
– Chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã hoặc quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó;
– Chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của hợp tác xã sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đó đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Như vậy thì có thể nói, trong trường hợp thành lập chi nhánh của hợp tác xã thì cơ quan tiếp nhận đăng ký thuộc về Phòng tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đó đặt chi nhánh.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã (sau được sửa đổi tại
– Tên hợp tác xã, tên của liên hiệp hợp tác xã và địa chỉ đặt trụ sở chính, ghi đầy đủ thông tin về số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Tên chi nhánh, tên văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật, tên chi nhánh phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật;
– Họ tên và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thông tin về quốc tịch và số giấy tờ tùy thân chứng thực hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã đó;
– Địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật;
– Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh và nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc của chi nhánh đó;
– Thông tin cơ bản của người đại diện theo pháp luật của chi nhánh phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hợp tác xã có thể đăng ký thành lập chi nhánh khi có nhu cầu theo như phân tích nêu trên. Và khi thành lập chi nhánh thì hợp tác xã cần phải thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã. Nội dung thông báo phải bao gồm các nội dung cơ bản trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hợp tác xã năm 2023;
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã;
– Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.