Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty? Quy định về tư cách pháp lý của chi nhánh, các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp mới nhất.
1. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định của
Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.
Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Mặt khác, theo quy định tại
Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tư vấn các quy định về chi nhánh, hoạt động của chi nhánh: 1900.6568
Cũng tại Bộ luật dân sự quy định:
Điều 84. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo nội dung quy định nêu trên thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản cũng phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Vì vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Tại Khoản 1, Điều 46
Theo quy định trên, pháp luật thừa nhận một doanh nghiệp có quyền mở chi nhánh. Việc thành lập chi nhánh công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không? Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp được quy định như thế nào?
2. Tư cách pháp nhân của chi nhánh doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Căn cứ Ðiều 84
– Ðược thành lập hợp pháp.
Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. Trình tự thủ tục thành lập phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của tổ chức.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ của tổ chức được biểu hiện thông qua ba mặt:
+ Thứ nhất, tổ chức tồn tại dưới một hình thái tổ chức nhất định phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Tính tổ chức tạo sự liên kết tương đối bền vững và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức đó.
+ Thứ hai, tổ chức có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu được hiểu là tổ chức có bộ máy làm việc tương đối hoàn bị, bao gồm đầy đủ các cơ quan tổ chức, các đơn vị chuyên môn, các bộ phận nghiệp vụ và giữa các bộ phận đó phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống của ban lãnh đạo.
+ Thứ ba, tổ chức có tính độc lập về mặt tổ chức so với các cá nhân, tổ chức khác. Sự độc lập đó thể hiện ở chỗ tổ chức có cơ cấu tổ chức độc lập, tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập với các tổ chức chủ thể khác, tổ chức có ý chí riêng và hành động độc lâp theo ý chí đó mà không phụ thuộc vào các chủ thể khác.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình. Tổ chức có quyền dùng tài sản của mình để phục vụ cho các hoạt động của mình, đem tài sản đó để chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức và được khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thuờng thiệt hại khi tài sản đó bị xâm phạm.
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.
Tại Khoản 1, Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Như vậy theo các quy định trên, chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
3. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp
Mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
Trên cơ sở này, Luật doanh nghiệp 2014 quy định chi nhánh doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau:
– Chi nhánh có các quyền sau:
+ Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh.
+ Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
+ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
+ Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của chi nhánh
+ Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
+ Báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, chi nhánh được thực hiện tất cả các hoạt động được ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Chi nhánh có tham gia đấu thầu và tái bảo hiểm được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư có thể giải đáp cho em câu hỏi này được không ạ? (đối với chi nhánh hoặc công ty con của tổng công ty có tổ chức hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm không?) Em xin cám ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014 về công ty mẹ, công ty con:
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Luật sư
Có thể thấy, quyền hạn và phạm vi hoạt động của chi nhánh phụ thuộc toàn bộ vào mục đích mà công ty thành lập ra chi nhánh đó, và chi nhánh cũng chỉ có chức năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, chi nhánh cũng không có tư cách pháp nhân để tự mình đứng ra thực hiện hoạt động đầu tư hay tái bảo hiểm mà nó phải thông qua công ty phụ thuộc và phải được sự ủy quyền của công ty đó, nhân danh công ty thực hiện các hoạt động này.
Còn đối với công ty con thì do công ty con là một pháp nhân đọc lập, có vốn góp một phần (50% trở lên) hoặc toàn bộ vốn của công ty con nên sẽ có quyền quyết định hoạt động chính của công ty con. Nhưng xét về bản chất thì công ty con lại là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và có thể tự mình dùng danh nghĩa của chính mình thực hiện các hoạt động nhu đầu tư hay tái bảo hiểm. Do đó đối với chi nhánh thì sẽ không thể tự mình hoạt động nếu không được sự ủy quyền từ công ty mẹ, đối với công ty con thì hoàn toàn có quyền tự mình hoạt động đầu tư hay tái bảo hiểm,