Chi nhánh công ty có phải đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang bảng lương.
Chi nhánh công ty có phải đăng ký
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn tư vấn về đăng ký
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
* Về nội quy lao động
Nội quy lao động có thể hiểu là những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; bao gồm cả quy định về việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty.
Theo quy định tại Điều 120 “Bộ luật lao động 2019”, Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì đơn vị sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên phải có nội quy lao động và đăng ký nội quy lao động.
Về trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị tại các địa phương khác nhau thì tại khoản 8 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, công ty bạn có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, có chi nhánh tại Hà Nội, thì tại chi nhánh ở Hà Nội không cần phải thành lập nội quy lao động mới và đăng ký nội quy lao động, mà phía công ty tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ có trách nhiệm gửi nội quy lao động đến Sở Lao động thương binh và ã hội thành phố Hà Nội nơi đặt chi nhánh để đăng ký nội quy lao động.
* Về thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể là
>>>
Trường hợp này, công ty bạn đã có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, và đã có hiệu lực, tương tự như trường hợp đối với nội quy lao động, chi nhánh tại Hà Nội không phải thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp mới, mà sẽ sử dụng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của công ty chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Về bản chất, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là sự thỏa thuận đã đạt được giữa đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động trong phạm vi doanh nghiệp, vì vậy nó có hiệu lực áp dụng đối với toàn doanh nghiệp, mà chi nhánh không phải là doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, chỉ là một bộ phận của doanh nghiệp, vì vậy, chi nhánh của doanh nghiệp cũng phải tuân theo thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp đã có hiệu lực mà không ký kết thỏa ước mới.
* Về việc xây dựng thang lương, bảng lương
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“a) Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;”
Như vậy, từ căn cứ trên, thì doanh nghiệp mà có đơn vị, chi nhánh hoạt động tại các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương thì doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt chi nhánh, đơn vị của doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp này, chi nhánh của công ty bạn tại Hà Nội cũng không phải xây dựng thang lương, bảng lương mà công ty chính tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ phải gửi thang lương, bảng lương đã được xây dựng, quyết định đến Phòng lao động thươnh binh cấp huyện tại Hà Nội nơi chi nhánh đặt trụ sở.