Chi nhánh có được lấy tên tham dự thầu khi được ủy quyền không? Công ty có được phép ủy quyền cho chi nhánh tham dự thầu không?
Chi nhánh có được lấy tên tham dự thầu khi được ủy quyền không? Công ty có được phép ủy quyền cho chi nhánh tham dự thầu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật TNHH Dương Gia! Tôi có tình huống về đấu thầu (theo Luật Đấu thầu số
1. Tên nhà thầu tham dự thầu lấy tên Công ty A hay Chi nhánh B?
2. Thư bảo lãnh dự thầu có thể lấy tên Chi nhánh B được không?
3. Chi nhánh B có thể đứng tên ký hợp đồng trong trường hợp thắng thầu hay không? Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Theo thông tin bạn trình bày thì Giám đốc công ty A ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh B thực hiện các công việc trong quá trình tham gia đấu thầu. Trong trường hợp này, công ty không được phép ủy quyền cho chi nhánh để tham dự thầu mà chỉ cho phép người đứng đầu công ty có thể ủy quyền cho giám đốc chi nhánh thay mình thực hiện các công việc như: ký đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, ký các văn bản tài liệu để giao dịch với bên mời thầu. Bởi:
Theo khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
– Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
>>> Luật sư tư vấn việc chi nhánh ký kết hợp đồng dự thầu: 1900.6568
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Mặt khác, theo Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì chi nhánh không đáp ứng đủ điều kiện để trở thành nhà thầu bởi chi nhánh không phải là pháp nhân, không thể tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập được. Do đó, công ty A không thể ủy quyền cho chi nhánh B để tham dự thầu.
Theo đó, tên nhà thầu tham dự thầu là lấy tên Công ty A, Chi nhánh B không thể đứng tên trên thư bảo lãnh dự thầu cũng như không thể đứng tên ký hợp đồng trong trường hợp thắng thầu. Trong trường hợp này khi có