Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chi cục hải quan là gì? Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục hải quan?

Tư vấn pháp luật

Chi cục hải quan là gì? Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục hải quan?

  • 03/08/202203/08/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    03/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Chi cục hải quan là gì? Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục hải quan?

    Ngành hải quan trong dần được biết đến rộng rãi hơn và đang có xu hướng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Đặc biệt là sự phát triển của xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua đường thủy. Liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Chi cục hải quan là một cơ quan nhà nước có vị trí chức năng quan trọng.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Chi cục hải quan là gì?
    • 2 2. Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục hải quan:

    1. Chi cục hải quan là gì?

    Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.

    Thứ nhất, khái niệm Chi cục Hải quan

    Chi cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

    Định nghĩa trên căn cứ theo Điều 1 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ

    Như vậy,Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai, cơ cấu tổ chức và địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan

    Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Chi cục Hải quan có thể được thành lập các Đội, Tổ nghiệp vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan theo phân cấp của Bộ Tài chính.

    Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

    Cục trưởng Cục Hải quan quy định cụ thể địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan. Biên chế của Chi cục Hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.

    Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

    Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

    – Chi cục hải quan tiếng Anh là: Customs Sub-department

    – Định nghĩa của Chi cục Hải quan trong tiếng Anh được hiểu là:

    Sub-department of Customs is a unit directly under the Customs Department of a province, inter-province or city (hereinafter referred to as the Customs Department) with the function of directly implementing the regulations on state management of customs applicable to goods. export, import, export, transit, incoming, outgoing or in-transit means of transport; to organize the implementation of the law on taxes and other revenues for import and export goods; to prevent and fight smuggling and illegal cross-border transportation of goods according to the provisions of law.

    – Một số thuật ngữ khác về hải quan bằng tiếng Anh:

    + Export: xuất khẩu

    Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    + Exporter: người xuất khẩu (vị trí Seller)

    + Import: nhập khẩu

    + Importer: người nhập khẩu (vị trí Buyer)

    + Temporary import/re-export: tạm nhập-tái xuất

    + Temporary export/re-import: tạm xuất-tái nhập

    + Export/import license: giấy phép xuất/nhập khẩu

    + Customs declaration:  khai báo hải quan

    + Customs clearance: thông quan

    Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

    + Customs declaration form: Tờ khai hải quan

    + Tax(tariff/duty): thuế

    + VAT: value added tax: thuế giá trị gia tăng

    + Special consumption tax: thuế tiêu thụ đặc biệt

    2. Vị trí, chức năng, quyền hạn của chi cục hải quan:

    Thứ nhất, vị trí và chức năng của chi cục hải quan

    – Chi cục Hải quan có vị trí là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

    – Chức năng của Chi cục Hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục hải quan

    Xem thêm: Vị trí việc làm là gì? Xác định vị trí việc làm để tính lương thế nào?

    Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

    1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật.

    2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.

    Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật.

    4. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

    5. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

    6. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?

    7. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật.

    8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của pháp luật.

    9. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.

    10. Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.

    11. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.

    12. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    13. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

    14. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung vào chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan.

    Xem thêm: Phân tích các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

    15. Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải quan của công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành vi tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức theo quy định.

    16. Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi bất thường trên địa bàn Chi cục Hải quan trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

    17. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

    18. Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan.

    19. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

    20. Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.

    21. Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.

    22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao.

    Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

    Chi cục Hải quan chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan. Đồng thời, chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị chức năng thuộc Cục Hải quan; Có quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan, các đơn vị khác trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Xem thêm: Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.720 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chi cục hải quan

    Vị trí


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Phụ lục là gì? Ví trí, vai trò và cách trình bày phụ lục chuẩn?

    Phụ lục là gì? Phụ lục tiếng Anh là gì? Ví trí của phụ lục? Vai trò của phụ lục? Cách trình bày phụ lục chuẩn?

    Vị trí vùng núi Tây Bắc? Gồm các tỉnh nào? Có đặc điểm gì?

    Vị trí vùng núi Tây Bắc? Gồm các tỉnh nào? Có đặc điểm gì?

    Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội

    Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội? Yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội?

    Đại diện tiêu thụ là gì? Vị trí nhân viên đại diện tiêu thụ?

    Đại diện tiêu thụ là gì? Các vị trí có liên quan đến đại diện tiêu thụ? Công việc cụ thể của đại diện tiêu thụ? Yêu cầu đối ᴠới ᴠị trí đại diện tiêu thụ?

    Tính từ là gì? Sau tính từ là gì? Vị trí của tính từ trong câu?

    Tính từ (adjective) là gì? Tính từ trong tiếng anh là gì? Sau tính từ là gì? Vị trí của tính từ trong câu?

    Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Vị trí, vai trò?

    Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Vị trí và vai trò của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân?

    Chuyên viên phát triển thị trường là gì? Công việc và yêu cầu của vị trí này?

    Chuyên viên phát triển thị trường là gì? Công việc và yêu cầu của vị trí này?

    Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì? Vị trí và nhiệm vụ

    Tìm hiểu về vốn đầu tư? Tìm hiểu về kế hoạch khối lượng vốn đầu tư?

    Chính sách việc làm là gì? Vai trò và vị trí của chính sách việc làm

    Chính sách việc làm là gì? Vai trò và vị trí của chính sách việc làm?

    Định vị sản phẩm là gì? Cách xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp

    Định vị sản phẩm là gì? Lợi ích của việc định vị sản phẩm? Năm chiến lược định vị sản phẩm? Cách tốt nhất để phát triển chiến lược định vị sản phẩm là gì? Các yếu tố xem xét khi định vị sản phẩm?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Khiếu nại hành chính là gì? Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính?

    Khiếu nại hành chính là gì? Ý nghĩa của quyền khiếu nại hành chính? Chủ thế có quyền khiếu nại hành chính? Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính?

    Khiển trách là gì? Hình thức kỷ luật khiển trách cán bộ, công chức, viên chức?

    Khiển trách là gì? Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức? Đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách? Thẩm quyển áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức, viên chức? Hình thức kỷ luật khiển trách cán bộ, công chức, viên chức?

    Hồ sơ vụ án hình sự là gì? Kỹ năng nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án hình sự?

    Khái niệm hồ sơ vụ án hình sự là gì? Thành phần của hồ sơ vụ án hình sự? Kỹ năng nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án hình sự?

    Kết thúc điều tra là gì? Trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra vụ án hình sự?

    Kết thúc điều tra là gi? Quy định của pháp luật về trình tự thủ tục khi kết thúc điều tra vụ án hình sự? Phục hồi điều tra?

    Kết án là gì? Người bị kết án là gì? Quy định “Đã bị kết án” trong Bộ luật Hình sự?

    Kết án là gì? Thẩm quyền kết án? Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm? Người bị kết án là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị kết án? Quy định “Đã bị kết án” trong Bộ luật Hình sự?

    Tước quân tịch là gì? Quy định về tước quân tịch mới nhất?

    Tước quân tịch là gì? Quy định về tước quân tịch mới nhất? Sự kiện nổi bật về tước quân tịch trong quân đội công an nhân dân?

    Biện pháp tự vệ là gì? Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại?

    Biện pháp tự vệ thương mại là gì? Các biện pháp tự vệ thương mại? Nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ?

    Trả đũa thương mại là gì? Điều cần biết về các biện pháp trả đũa thương mại?

    Trả đũa thương mại là gì? Trường hợp áp dụng trả đũa thương mại? Nguyên tắc áp dụng trả đũa thương mại? Phân loại? Ý nghĩa của các biện pháp trả đũa trong thương mại?

    Cách chức là gì? Giáng chức là gì? Quy định về cách chức và giáng chức?

    Cách chức và giáng chức là gì? Đặc điểm chung? Trường hợp áp dụng? Thẩm quyền xử lí kỷ luật? Trình tự, thủ tục xử lí kỷ luật?

    Pháp nhân thương mại phạm tội là gì? Các hình phạt với pháp nhân thương mại phạm tội?

    Pháp nhân thương mại phạm tội là gì? Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

    Hình thức cạnh tranh là gì? Các hình thức cạnh tranh chủ yếu hiện nay?

    Các hình thức cạnh tranh là gì? Các hình thức cạnh tranh chủ yếu hiện nay?

    Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?

    Giao dịch thương mại điện tử là gì? So sánh giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch thương mại điện tử? Các mô hình giao dịch thương mại điện tử?

    Biên bản phiên tòa là gì? Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm đang áp dụng?

    Biên bản phiên tòa (Minutes of the trial) là gì? Biên bản phiên tòa tiếng anh là gì? Quy định về biên bản phiên tòa sơ thẩm? Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm mới nhất? Hướng dẫn Mẫu số 48-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP? Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm hình sự? Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-HS?

    Biên bản khám nhà là gì? Quy định việc lập biên bản khi khám xét chỗ ở?

    Biên bản khám nhà là gì? Quy định về khám xét chỗ ở? Mẫu biên bản khám xét chỗ ở? Hướng dẫn viết biên bản khám xét chỗ ở?

    Lãi suất tái chiết khấu là gì? Những điều cần biết về lãi suất tái chiết khấu?

    Lãi suất tái chiết khấu là gì? Tác động của lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng? Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu? Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn?

    Kết luận điều tra là gì? Mẫu 216/CQĐT Bản kết luận điều tra vụ án hình sự

    Kết luận điều tra(Investigation conclusion) là gì? Kết luận điều tra tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về kết luận điều tra? Quy định của pháp luật về việc giao nhận bản kết luận điều tra? Mẫu 216/CQĐT Bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đề nghị truy tố?

    Ý nghĩa của bản kết luận điều tra?  

    Kênh đào quốc tế là gì? Tìm hiểu về các kênh đào lớn nhất trên thế giới?

    Kênh đào quốc tế(International canal) là gì? Kênh đào quốc tế tiếng Anh là gì? Top 10 kênh đào dài nhất trên thế giới? Tìm hiểu về kênh đào lớn nhất thế giới?

    Khai sinh là gì? Quyền khai sinh và hướng dẫn thủ tục khai sinh cho trẻ?

    Khai sinh là gì? Quyền khai sinh? Quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh? Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ?

    Tảo hôn là gì? Tổ chức tảo hôn là gì? Mức xử phạt tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn theo Bộ luật Hình sự

    Tảo hôn(Child marriage) là gì? Tảo hôn tiếng Anh là gì? Tác hại của việc tảo hôn? Hậu quả pháp lý của hành vi tảo hôn? Tổ chức tảo hôn(Child marriage organization) là gì? Tổ chức tảo hôn tiếng Anh là gì? Yếu tố cấu thành của tội tổ chức tảo hôn? Mức xử phạt đối với tội tổ chức tảo hôn?

    Mặt chủ quan của tội phạm là gì? Mặt khách quan của tội phạm là gì?

    Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm? Phân tích mặt chủ quan của tội phạm? Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm? Phân tích mặt khách quan của tội phạm?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá