Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? Đánh giá hồ sơ dự thầu? Chỉ có một nhà thầu tham gia thì có cần xếp hạng nhà thầu không?
Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hay nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu như lập báo cáo, nghiên cứu tính khả thi và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, và tư vấn giám sat, vậy Khi chỉ có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật và tài chính thì trong báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của Tổ chuyên gia (tại mục 6/II và mục III- mẫu 01 TT23) có cần xếp hạng nhà thầu hay không? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
–
Luật sư tư vấn luật qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
1.1. Nguyên tắc ưu đãi
– Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
– Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
1.2. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế
Tại Điều 4. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thấu quy định:
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
+ Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
1.3. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước
Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thấu Tại Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước quy định:
– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có
– Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
– Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.
2. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Nghị định Số: 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thấu Tại Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong
c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
4. Đánh giá về kỹ thuật và giá:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
5. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
b) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
d) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
Căn cư theo quy định như trên thì Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung như Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu và Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu, và các quy định khác của pháp luật như đã nêu trên. và đối với Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
3. Chỉ có một nhà thầu tham gia thì có cần xếp hạng nhà thầu không?
Xếp hạng nhà thầu là việc đánh giá, sắp xếp thứ tự nhà thầu trong danh sách xếp hạng dựa trên đánh giá về kỹ thuật và tài chính của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu. Chỉ những nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật và tài chính mới được xem xét và xếp hạng còn những nhà thầu không đạt về yêu câu kỹ thuật và tài chính sẽ không được xếp hạng.
Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu
Theo hướng dẫn tại Phụ lục 5A ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp chỉ có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không xếp hạng nhà thầu.
Bên mời thầu mời nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về tài chính vào thương thảo hợp đồng làm căn cứ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, đơn vị được giao trình quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu để chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về nội dung cần giải đáp đó là “Chỉ có một nhà thầu tham gia thì có cần xếp hạng nhà thầu không”. Dựa trên các quy định của pháp luật thì Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu. Chúng tôi Mong Nhận được các phản hồi tốt nhất từ phía bạn đọc và các câu hỏi tư vấn về các lĩnh vực khác nhau.