Nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì được coi là cho vay nặng lãi.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định cho vay với mức lãi xuất như thế nào thì được coi là cho vay nặng lãi? Chế tài xử lý đối với tội cho vay nặng lãi hiện nay được quy định như thế nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về lãi xuất trong hoạt động cho vay, theo đó, Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Như vậy nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì được coi là cho vay nặng lãi. Như vậy, Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Tức là phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng sẽ bị vô hiệu và bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật (150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước).
– Về hình thức xử lý của nhà nước đối với tội cho vay nặng lãi: Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
Luật sư
Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Mục lục bài viết
1. Truy cứu trách nhiệm về tội cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Cho vay nặng lãi với lãi suất 30% trên tháng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mức phạt đó sẽ như thế nào? Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về lãi suất của các bên khi thỏa thuận như sau: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Do đó mức lãi suất hai bên có quyền thỏa thuận nhưng không được vượt quá: 150% x 9,0% = 13.5%/năm.
Như vậy, lãi suất hàng tháng các bên có quyền thỏa thuận: 13,5% : 12 = 1,125%/tháng.
Hiện nay, mức lãi suất hàng tháng cho vay là 30%/tháng đã quá gấp 26 lần so với lãi suất quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” mà các bên được thỏa thuận do đó hanh vi này sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”
Mặt khác Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy đinh tội cho vay lãi nặng lãi:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Nếu người cho vay có tính chất chuyên bóc lột, thu lợi bất chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Quy định về tội cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Cho hỏi trưởng công an chuyên cho vay lặng lãi với giá 5 nghìn đồng một triệu trên một ngày thi có vi phạm pháp luật không? Người vay có tội gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về lãi suất như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
– Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Mặt khác, Điều 1 theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thìmức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Mức lãi suất hai bên có quyền thỏa thuận, tuy nhiên không được quá 13,5%/năm.
Với mức cho vay 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày thì mức lãi suất mà trưởng công an này cho vay là 0,5%/ngày, tức là 0,5% x 365 (ngày) = 182,5%/năm.
Như vậy, trưởng công an xã có hành vi cho vay với mức lãi suất gấp hơn 10 lần lãi suất hai bên có quyền thỏa thuận. Tùy vào số tiền mà vị trưởng công an này có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm, phạt tiền và cấm đảm nhận chức vụ.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định người đi vay nặng lãi là vi phạm pháp luật.
3. Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, em có làm hợp đồng vay mượn với 1 người làm giáo viên nội dung hợp đồng vay với lãi suất 6%/tháng, em có phạm tội cho vay nặng lãi không? Cách tính 6% như thế nào? Luật sư cho hỏi người này nói em thưa ra là: người vay không phạm tội chiếm đoạt tài sản mà chỉ trả dần theo tháng. Nếu em không phạm tội cho vay nặng lãi thì em xin luật sư tư vấn và ghi nội dung cách làm đơn thưa kiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn và 1 người làm giáo viên có xác lập hợp đồng vay với lãi suất 6%/tháng, trong đó bạn là bên cho vay, còn người giáo viên kia là bên vay. Căn cứ Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Hiện nay, mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nướcquy định theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN là 9%/năm, như vậy các bên trong hợp đồng vay có quyền thỏa thuận mức lãi suất với nhau nhưng không được vượt quá 13,5%/năm, tức 1,125%/tháng.
Bạn và người vay thỏa thuận mức lãi suất là 6%/ tháng so với mức lãi suất cao nhất pháp luật cho phép, gấp xấp xỉ 5,3 lần. Đối với cá nhân cho vay với mức lãi suất gấp mười lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định (11,25%/tháng) có tính chất chuyên bóc lột thì sẽ phạm tội vay lãi nặng theo quy định tại Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015”:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, trường hợp của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vay lãi nặng. Đối với trường hợp này của bạn, nếu người vay tiền bạn không thanh toán đúng hạn thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu trả nợ cho bạn. Tuy nhiên, do mức lãi suất trong hợp đồng vay của bạn cao hơn so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định nên khởi kiện ra tòa, tòa thụ lý vụ án, tòa sẽ không áp dụng mức lãi suất vay tiền do 2 bên thỏa thuận, sẽ áp dụng mức lãi suất 9%/ năm, tức 0,75%/ tháng để giải quyết.
Nếu người vay tiền của bạn có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa phương hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích phạm pháp như chơi cờ bạc, lô đề,.. dẫn đến việc không có khả năng thanh toán thì người vay tiền của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Nếu có dấu hiệu hình sự thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi người giáo viên vay tiền bạn đang cư trú/sinh sống/làm việc để yêu cầu giải quyết.
4. Các dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi theo quy định pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn giúp, với việc em vay tiền bằng cách cầm cố thẻ atm công nhân mà lãi suất là 100.000 đồng cho 1.000.000 đồng tiền gốc vay thì có được gọi là cho vay lãi nặng không? Theo luật thì sẽ như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì bạn cho vay tiền với lãi suất là 100.000 đồng cho 1.000.000 đồng. Nhưng bạn không nói rõ là số tiền này cho vay là tính cho một ngày hay một tháng nên bạn có thể tham khảo quy định dưới đây để biết trường hợp của bạn có phải là cho vay nặng lại hay không. Căn cứ theo quy định tại Điều 163 “
“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng.
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo đó, dấu hiệu cấu thành tội cho vay lãi nặng gồm:
– Chủ thể: là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
– Mặt khách quan: Chủ thể thực hiện tội phạm với hành vi cho người khác vay tiền. Mức lãi suất đặt ra cho người vay để xác định bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải cao hơn gấp 10 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất của khoản vay do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Như vậy, mức lãi suất theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 hiện tại cao nhất là 20%/năm tức là 1,67%/tháng. Với tội cho vay nặng lãi thì mức lãi suất cho vay phải vượt quá 16,7%/tháng.
+ Việc cho vay có tính chất chuyên bóc lột, tính chất này được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng có thể được thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
– Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về tín dụng.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội cho vay lãi nặng thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Như vậy, khi bạn đáp ứng các dấu hiệu nêu trên thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi theo Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015”. Tùy từng mức độ hành vi mà có thể bị xử lý theo các khung:
– Phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
– Có thu lợi bất chính thì phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
– Có thể bị phạt tiền từ một lần đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Còn trường hợp mức lãi suất bạn cho vay cao hơn mức lãi suất Bộ luật dân sự 2015 quy định nhưng chưa đủ yếu tố để cấu thành tội vay nặng lãi thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm d Khoản 3 Điều 11
5. Tư vấn trường hợp cho vay nặng lãi và xã hội đen quấy nhiễu
Tóm tắt câu hỏi:
Bố em nợ người ta 40 triệu đồng với mức lãi suất 10%/tháng nhưng chưa có tiền để trả theo đúng hạn. Chủ nợ đã thuê giang hồ đến đòi nợ bố tôi. Ngưới đó tới đe dọa bố tôi và đánh tôi một cái. Xin hỏi Luật sư chúng tôi phải làm gì nếu sau này người giang hồ này tiếp tục đến quấy phá và đe dọa đánh đập những người trong gia đình tôi?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự về tội cho vay lãi nặng như sau:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, lãi suất mà người đó tính với bạn là 120%/năm, bạn có thể tra cứu lãi suất cho vay cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hợp đồng vay tiền (khế ước vay tiền) có hiệu lực, có thể là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm trao tiền/tài sản, sau đó đối chiếu với cách tính lãi suất như trên để nhận định người cho vay có dấu hiệu hình sự của “Tội cho vay nặng lãi” hay không.
Để bảo vệ quyền lợi của mình và sự an toàn cho gia đình thì bạn hoặc ba bạn có thể khởi kiện ra cơ quan công an người cho vay với “tội cho vay nặng lãi”. Đồng thời trình báo với cơ quan công an sự việc xã hội đen có hành vi hành hung, đe dọa gia đình mình theo Điều 245 như sau:
Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự :
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”