Chế tài là gì? Các hình thức của chế tài và cho ví dụ cụ thể về các loại chế tài? Chế tài được áp dụng khi nào? Một số loại chế tài thường gặp. Chế tài có được coi là hình phạt không?
Mục lục bài viết
1. Chế tài là gì?
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm ghi rõ trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ tính chất nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài phân chia thành nhiều loại bao gồm: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…
Việc áp dụng chế tài sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan. Dựa theo đó, chế tài bao gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực dân sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), và chế tài vô hiệu hoá.
Tóm lại, khái niệm chế tài chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc xử sự chung. Đã được nêu rõ trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể sẽ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
2. Nguồn gốc của chế tài
Chế tài được xem là một trong ba bộ phận, cùng với giả định và quy định cấu thành nên quy phạm pháp luật. Trong tiếng Anh, ba bộ phận này được ghi chú như sau: chế tài là “sanction”, giả định là “hypothenis”, quy định là “dispossition”. Trong cả tiếng Anh và tiếng Nga, sanction (chế tài) được hiểu là một sự trừng phạt. Như vậy, có thể nói chế tài theo nghĩa chính gốc của nó là một sự trừng phạt, trừng trị đối với một hành vi vi phạm nhất định nào đó.
Mặt khác, trong tiếng gốc Latin, chế tài (sanction) là sanctio, xuất phát từ động từ sancrire, được hiểu như là một cách thiết lập một luật lệ nào đó. Từ khía cạnh này, cũng có thể hiệu chế tài là một kiểu luật lệ hay một sắc lệnh cụ thể, chúng đều được sử dụng phổ biến trong phạm vi các nhà thờ, giáo hội, nói chung là ở phạm trù tôn giáo. Hiện nay, với tiếng Anh và tiếng Pháp, thì từ sanction cũng được mang ý nghĩa như một sự chuẩn y, phê chuẩn một điều luật nào đó.
Được sử dụng với ý nghĩa phổ biến là một biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Nhìn chung, đặt ở mỗi bối cảnh khác nhau, ở một quốc gia và hệ thống luật lệ của quốc gia đó khác nhau, chế tài sẽ mang trong mình một khía cạnh không thực sự giống nhau.
3. Chế tài được áp dụng khi nào?
Mặc dù là một công cụ cần thiết nhằm đảm bảo các chủ thể trong mỗi tình huống cần tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài cũng cần có căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.
Chế tài gồm có các hình thức:
- Chế tài trừng trị ( trong lĩnh vực hình sự)
- Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính và dân sự)
- Chế tài bảo vệ, chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế)
- Chế tài vô hiệu hóa.
Những hình thức này được căn cứ dựa vào tính chất của hành vi phạm pháp. Mức độ thiệt hại và các vấn đề khác khi có liên quan đối với việc tăng nặng hay giảm nhẹ khi áp dụng chế tài
Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong mỗi quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa và giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Đồng thời, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh… trong từng giai đoạn của cách mạng cụ thể.
4. Phân biệt chế tài với chế định pháp luật:
Chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc có thể nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội và nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.
Ví dụ: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng,… Ngành luật hình sự có những chế định như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…
*Đặc điểm của chế định pháp luật
Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định. Trong đó có chế định pháp luật liên ngành, nghĩa là có quan hệ đến một vài ngành luật. Các chế định pháp luật liên ngành được hình thành, cũng như hoạt động không giống nhau. Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả những chế định pháp luật. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội từ đó đề ra các quy phạm tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ cấp pháp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật. Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật và các ngành luật hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống pháp luật.
Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm mục đích tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Và phải đặt ra các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật. Mỗi chế định pháp luật dùng mang đặc điểm riêng những nó cũng cần tuân theo các quy luật vật động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật.
5. Một số loại chế tài thường gặp:
Chế tài gồm có các hình thức:
- Hình sự: chế tài trừng trị
- Hành chính, dân sự: chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm
- Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu
- Chế tài vô hiệu hóa.
Những hình thức này đều dựa trên những căn cứ về tính chất của hành vi phạm pháp luật. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng các biện pháp chế tài.
Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, từ đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội….
- Chế tài hình sự: Là những hậu quả về mặt pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự là một bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại, giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong nội quy pháp luật hình sự đó. Chế tài được quy định trong các quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.
- Chế tài hành chính: Là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, chế tài, quy định). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân và tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật về mặt quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chế tài thương mại: Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết và thực hiện
hợp đồng thương mại . Chế tài này còn hay gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm quy định về thương mại được quy định trongLuật Thương mại 2005 , cũng như các quy định có liên quan khác. Sẽ được áp dụng các chế tài quy định tại Điều 292 của Luật thương mại 2005. - Chế tài dân sự: Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài sự mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong các quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng những nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (bồi thường thiệt hại, buộc sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, đã bàn giao).
Hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi hay cải chính công khai…).
6. Chế tài có được coi là hình phạt không?
Chế tài không được coi là hình phạt.
Có thể thấy chế tài được xem như dùng để xác định cách thức mà chủ thể phải gánh chịu đối với những hành vi vi phạm của mình. Trong đó tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau mà chế tài cũng khác nhau, mức độ nhẹ thì là phạt cảnh cáo, phạt tiền, cao hơn thì có phạt tù, tử hình
Trong khi đó hình phạt lại được định nghĩa là biện pháp cưỡng chế cao nhất của nhà nước và chỉ được áp dụng với người phạm tội, tức là chỉ áp dụng đối với những nhóm tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Đối với với chế tài trong lĩnh vực dân sự, thương mại thì các cơ quan có thẩm quyền trong từng lĩnh vực do pháp luật quy định sẽ có quyền áp dụng các biện pháp chế tài. Trong khi đó thì đối với hình phạt, chỉ có Toà án là chủ thể có thẩm quyền quyết định hình phạt
Do vậy, không thể đánh đồng giữa hai khái niệm chế tài và hình phạt được.
7. Ví dụ về chế tài cụ thể:
*) Ví dụ số 1: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân với Đảng, Nhà nước và có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).
Phân tích dưới góc độ cấu thành hành vi quy phạm pháp luật gồm 3 phần: Giả định, quy định và chế tài thì:
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong ví dụ này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh và xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân với Đảng, Nhà nước và có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, thống nhất, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong ví dụ này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có.
*) Ví dụ số 2: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm hay danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hay phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. (Điều 155 của
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm hay danh dự của người khác”. Giả định trong ví dụ này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh khi quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm hay danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu cụ thể trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong ví dụ là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm hay danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hay phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể khi vi phạm pháp luật.
*) Ví dụ số 03: Tại Khoản 1 Điều 279 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó:
– Chế tài: “Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay rõ ràng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật”.
Ở đây phần chế tài quy định về các đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của điều luật này, tức là những người có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhưng lại không hoàn thành đúng nhiệm vụ gây ra sai sót trong công việc.
– Quy định: Ở điều này này không có nội dung rõ ràng về phần quy định. Nhưng có thể ngầm hiểu rằng trong trường hợp này các chủ thể có trách nhiệm phải kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho tàu bay.
– Chế tài: Trong điều luật, phần chế tài được xác định là “bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Theo đó đây chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu do có hành vi vi phạm ở phần giả định.
Kết luận: Với những chia sẻ về chế tài trên đây, bao gồm những hình thức chế tài phổ biến nhất, và tương ứng với những lĩnh vực pháp luật khác nhau có thể kể đến như: chế tài dân sự, chế tài hình sự, chế tài thương mại. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc.