Khái quát về hợp đồng thương mại? Các chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại? Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật thương mại?
Các nền kinh tế, chính trị và thậm chí cả các phương thức tranh chấp và đàm phán khác nhau đóng một vai trò trong sự thành công của một doanh nghiệp quốc tế. Vậy chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hợp đồng thương mại:
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại
Hợp đồng thương mại hay thỏa thuận thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về một vấn đề thương mại được điều chỉnh bởi luật hợp đồng Việt Nam và
2. Các chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại:
Trong các hợp đồng trong thương mại quá trình ký kết, thực hiện các hợp đồng là việc được xác định một bên vi phạm nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận trong hợp đồng có thể dẫn đến ảnh hưởng, gây thiệt hại tới bên còn lại. Khi đó, một số trách nhiệm ràng buộc, như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại,… sẽ được bên bị ảnh hưởng, thiệt hại thực hiện yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm theo như quy định tại Điều 292
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
– Phạt vi phạm.
– Buộc bồi thường thiệt hại.
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng.
Đối với các thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay , điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế của các bên về các biện pháp khác.
3.Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật thương mại:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm. Theo đó, “buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Cơ sở thực tiễn của chế tài này chính là mục đích kí kết hợp đồng thương mại, các bên khi tham gia kí kết hợp đồng đều mong muốn quyền và nghĩa vụ đã cam kết được thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ nhằm đạt được lợi ích kinh tế cho cả hai bên.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thương mại là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.
Khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm thì lúc này hành vi đó được xác định là căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Đối với việc bên vi phạm phải ngừng ngay việc vi phạm và thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện sẽ được nhận định là những biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Đồng thời sau khi thực hiện việc tự sửa chữa khuyết tật cùa hàng hoá, thiếu sót của địch vụ, mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng… thì phí tổn phát sinh theo như quy định của pháp lật Thương mại thì sẽ do bên vi phạm phải chịu.
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không đucợ coi là được áp dụng đối với những trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thoả thuận gia hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác
Trên cơ sở quy định tại Điều 297 Luật Thương mại, khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Luật Thương mại được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trường hợp, các chế tài khác như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, mục đích của các bên là quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và thiện chí chứ không phải xuất phát từ mục đích nhằm đạt được lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường thiệt hại bởi trong kinh doanh, thời cơ và uy tín là điều tối quan trọng. Khi đó, việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là không thể thiếu.
Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Theo đó, cơ sở để phát sinh chế tài này một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng như: không giao hàng, giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chủng loại, chất lượng…. Bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ có quyền buộc bên còn lại thực hiện đúng hợp đồng nếu sự vi phạm cam kết là do lỗi của bên vi phạm.
Để hợp đồng được thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận, bên bị vi phạm có các lựa chọn sau: yêu cầu bên bị vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc là lựa chọn các biện pháp khác. Biểu hiện cụ thể của chế tài này là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện như tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ, mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và mọi tổn thất phát sinh bên vi phạm sẽ phải chịu. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hóa khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không.
Bên bị vi phạm có thể quyết định áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trước khi sử dụng các chế tài hợp đồng khác mà không bị mất đi quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng. Bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong những trường hợp mà việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của mình. Còn đối với những loại hàng hóa mang tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào thời điểm thích hợp trong năm thì bên bị vi phạm không thể lựa chọn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, nếu thời cơ thiêu thụ các sản phẩm trên đã hết. Như vậy, so với các hình thức chế tài khác, buộc thực hiện đúng hợp đồng được đánh giá là chế tài mang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả vì có khả năng hạn chế thiệt hại.