Theo quy định của pháp luật hiện nay, lưu trú được xác định là việc công dân ở lại một địa điểm nhất định, tuy nhiên địa điểm đó không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong khoảng thời gian ít hơn 30 ngày. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh?
Mục lục bài viết
1. Chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh:
Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh bắt buộc phải tập trung tại các cơ sở lưu trú, đồng thời trong thời gian đó thì cần phải chịu sự quản lý giám sát của cơ sở lưu trú, được thực hiện các chế độ đối với người lưu trú. Theo đó, chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh bao gồm các chế độ cơ bản sau:
1.1. Chế độ ở đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 65/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về chế độ ở đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh. Cụ thể như sau:
– Người lưu trú theo quy định của pháp luật sẽ được quyền bố trí ở buồng tập thể theo giới tính, đó có thể là giới tính nam hoặc giới tính nữ. Diện tích chỗ nằm tối thiểu của người lưu trú cần phải đảm bảo là 03 mét vuông một người. Đặc biệt, đối với người lưu trú có con nhỏ ở cùng thì bắt buộc phải được bố trí chỗ ở tối thiểu là 04 mét vuông, chỗ ở cần phải có bệ gạch men hoặc phải có giường, cần phải có phòng vệ sinh cho người lưu trú, chỗ ngủ cần phải có chiếu, có chăn và màn trong quá trình sinh hoạt. Người lưu trú là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người lưu trú là người chưa xác định rõ giới tính thì cần phải được bố trí ở riêng;
– Đối với những người lưu trú mắc các chứng bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc người lưu trú mắc một số bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm, hoặc người lưu trú được xác định là người mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, thì người lưu trú đó bắt buộc phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly riêng biệt.
1.2. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh:
Pháp luật hiện nay quy định cụ thể về chế độ ăn đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 65/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về chế độ ăn, mặt đối với người lưu trú. Theo đó:
– Chế độ ăn của người lưu trú theo quy định của pháp luật sẽ được nhà nước đảm bảo tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng, cụ thể bao gồm: 17kg gạo tẻ, 10 5kg rau xanh, 1kg thịt, 0,5kg đường, 1kg cá, 0,75l nước mắm, 0,1kg bột ngọt, 0,2l dầu ăn, 0,5kg muối, các gia vị khác. Đồng thời cần phải đảm bảo chế độ ăn của người lưu trú là những loại thực phẩm và lương thực đảm bảo chất lượng, có mức giá trung bình phù hợp với giá thị trường tại địa phương. Chế độ ăn trong ngày lễ/tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và 01 ngày tết cổ truyền dân tộc, 01 ngày quốc khánh của nước mà người lưu trú mang quốc tịch, người lưu trú sẽ được ăn thêm tuy nhiên mức ăn không được vượt quá 05 lần mức ăn tiêu chuẩn trong ngày. Cơ sở lưu trú hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định hoán đổi đối với định lượng ăn của người lưu trú sao cho phù hợp với thực tế để người lưu trú có thể ăn hết tiêu chuẩn đó;
– Ngoài tiêu chuẩn ăn của người lưu trú nêu trên, người lưu trú còn được sử dụng quà/tiền của mình để có thể ăn thêm theo quy định nội bộ trong từng cơ sở lưu trú riêng biệt;
– Người lưu trú sẽ được đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở lưu trú cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, được tổ chức bếp ăn tập thể, đưa ra định mức dụng cụ cấp dưỡng đối với bếp ăn tập thể, trong đó bao gồm: Bếp nấu, nồi nấu cơm, nước, thức ăn, chảo, tủ đựng đồ ăn, bình đựng nước, bát đũa, bàn ghế, các dụng cụ cần thiết, đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc nấu ăn, bảo quản thức ăn, đun nước uống, chia đồ ăn cho người lưu trú theo từng khẩu phần tiêu chuẩn;
– Chế độ ăn uống của người lưu trú khi các đối tượng này bị ốm, bị bệnh sẽ do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định dựa trên chỉ thị của các cán bộ y tế. Đối với người lưu trú là nữ đang trong thời gian mang thai, khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì định lượng ăn của người lưu trú sẽ được tăng thêm hai lần so với mức tiêu chuẩn ăn thường ngày, cũng có thể được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ;
– Người lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú các loại đồ dùng cá nhân cần thiết để sử dụng cho mục đích cá nhân theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an. Trong trường hợp người lưu trú thiếu quần áo thì tùy theo thời gian lưu trú và tùy theo thời tiết khí hậu, người lưu trú đó sẽ được cấp từ một đến hai bộ quần áo bằng vải thường.
Theo đó, chế độ ăn uống của người lưu trú sẽ được đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng được xác định như sau:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 01 kg thịt;
+ 01 kg cá;
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn;
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối;
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than;
+ Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú cũng hoàn toàn có thể đưa ra quyết định hoán đổi đối với định lượng ăn của người lưu trú sao cho phù hợp với tình hình thực tế để người lưu trú đó có thể ăn hết khẩu phần ăn tiêu chuẩn của mình. Chế độ ăn của người lưu trú khi họ bị ốm hoặc bị bệnh sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là Trưởng cơ sở lưu trú đưa ra quyết định dựa trên chỉ định của các cán bộ y tế có thẩm quyền. Đặc biệt, đối với người lưu trú là nữ đang trong thời gian mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì định lượng ăn sẽ được tăng thêm hai lần so với tiêu chuẩn ăn thông thường, hoặc cũng có thể được hoán đổi theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài tiêu chuẩn ăn nêu trên, người lưu trú cũng có thể được sử dụng quà/tiền của mình để ăn thêm theo quy định của các cơ sở lưu trú.
2. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người lưu trú:
Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về chế độ hoạt động giáo dục, thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của người lưu trú. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 65/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về chế độ hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của người lưu trú. Theo đó, người lưu trú theo quy định của pháp luật sẽ được hoạt động thể dục thể thao, tiến hành các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, người lưu trú có quyền đọc sách, đọc báo, nghe đài, xem các loại kênh truyền hình phát thanh phù hợp với điều kiện của cơ sở lưu trú.
Cơ sở lưu trú được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ trong cơ sở, mỗi phòng sẽ được trang bị một chiếc tivi, người lưu trú cũng sẽ được quyền mượn sách hoặc mượn báo của cơ sở lưu trú để đọc. Thời gian hoạt động thể dục thể thao và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, đọc sách, đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của người lưu trú sẽ được thực hiện theo quy định riêng ghi nhận trong nội qui cơ sở lưu trú.
Như vậy, để phục vụ cho chế độ hoạt động thể dục thể thao và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của người lưu trú thì cơ sở lưu trú cũng cần phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Trong đó, cơ sở lưu trú sẽ được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ, mỗi phòng ở của người lưu trú sẽ được trang bị 01 tivi và người lưu trú cũng được quyền mượn sách, mượn báo của các cơ sở lưu trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 65/2020/NĐ-CP tổ chức quản lý và chế độ với người lưu trú chờ xuất cảnh;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: