Chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai? Tạm giam có thể được áp dụng với phụ nữ có thai không? Áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ?
Trong cuộc sống tường ngày thì bên cạnh những mặt tốt và việc tốt thì có những người cuộc sống không được thuận lợi và không may bị vướng vào vòng lao lý bởi các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Đối với những đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vục này thì sẽ bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian mà
Pháp luật nước ta đã quy định về chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai thì sẽ thực hiện việc tạm giữ tạm giam như thế nào? Hay thắc mắc liên quan đến vấn đề phụ nữ mang thai có phải áp dụng các hình thức tạm giữ, tạm giam hay không?
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015
Mục lục bài viết
1. Chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai:
Trên cơ sở quy định của pháp Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam mà cụ thể được quy định tại Điều 35, Chương V đã có nhắc đến và quy định về chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
“1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. UBND cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 3m2.
2. Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ”.
Từ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như đã nêu ra ở trên thì người bị tạm giam, tạm giữ là phụ nữ có thai được hưởng các chế độ về nơi ở được bố trí hợp lý phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người phụ nữ đang mang thai. Đồng thời còn có các quy định về chế độ phụ nữ đang mang thai bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe việc quy định này giúp đảm bảo được về sức khỏe của mẹ và bé trong chính sách bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trẻ em.
Bên cạnh đó, quy định về chỗ nằm tối thiểu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng là 3m2. Không những thế mà trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam mà phụ nữ đang mang thai sẽ được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và các quy định về trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh do cơ sở tạm giữ thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng khi thực hiện việc tạm giữ, tạm giam đối với phụ nữ mang thai để đảm bảo được việc phòng chống tội phạm nguy hiểm và để nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia nhưng vẫn không quyên việc đảm bảo các chế độ cho phụ nữ mang thai và hưởng các chế độ về thai sản như người bình thường và đảm bảo chính sách bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trẻ em. theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tạm giam có thể được áp dụng với phụ nữ có thai không?
Theo như cách hiểu thông thường thì việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giam đối với những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở quy định tại khản 2 điều 88
Việc đưa quy định của nhà làm luật trong pháp luật thi hành án của Việt Nam là sự kế thừa và phát huy quy định về sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật nói chung cũng như trong Hiến pháp Việt Nam và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, đối với phụ nữ có thai. Để lý giải cho điều này thì có thể nhận biết là đối với phụ nữ mang thai thì mặc dù người mẹ là người có hành vi phạm tội nhưng đứa bé là bào thai đang ở trong bụng người mẹ vi phạm không có tội và nó có quyền được chăm sóc, được bảo vệ để có thể phát triển bình thường như những bào thai khác. Bởi vì pháp luật Việt Nam cũng có quy định về việc xem thai nhi cũng như là tính mạng của con người đang sống bình thường.
Tuy nhiên, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong một số trường hợp cụ thể nhằm tránh sự bỏ trốn của bị can, bị cáo thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ có thai:
– Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
– Bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố xét xử;
– Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại tới an ninh quốc gia.”
Đồng thời, theo như quy định tại khoản 2 Điều 88,
Đối với những bị can, bị cáo được xác định là phụ nữ có thai bị bắt trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra truy tố xét xử, trong trường hợp này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, và đảm bảo cho quá trình tố tụng được thuận lợi.
Cũng dựa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 này thì việc bị can bị cáo là phụ nữ có thai bị bắt thấy được sự ảnh hường về mức độ của hành vi phạm tội của phụ nữ có thai phải cực kỳ lớn và ảnh hưởng đến vai trò quan trọng của an ninh quốc gia nó ảnh hưởng tới sự tồn vong của một quốc gia, tới nền độc lập của đất nước tới an ninh, chính trị của dân tộc vì vậy an ninh quốc gia cần phải được đặt lên hàng đầu.
Như vậy, mặc dù pháp luật có quy định không áp dụng hình thức tạm giam, tạm giữ đối với phụ nữa mang thai những trong một số trường hợp đặc biệt biện pháp tạm giam vẫn được áp dụng đối vớ phụ nữ có thai. Đồng thời thì việc pháp luật hiện hành được các nhà làm