Chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là người dưới 18 tuổi? Thời hạn tạm giam đối với người chưa đủ 18 tuổi?
Trong khi xã hồi ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng trở nên dư dả dẫn đến cuộc sống dư thừa của các vật chất sẽ rất phát sinh các tệ nạn xã hội. Mà những đối tượng phạm tội chủ yếu phát sinh nhiều ở giai đoạn này là những người chưa đủ tuổi thành niên hay còn được biết đến là những người chưa đủ 18 tuổi. Đối với những đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự thì sẽ bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian mà
Pháp luật nước ta đã quy định về chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là người dưới 18 tuổi thì sẽ thực hiện việc tạm giữ tạm giam như thế nào? Hay các quy định có liên quan đến vấn đề là người dưới 18 tuổi có phải áp dụng các hình thức tạm giữ, tạm giam trong thời hạn ra sao? Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Trong nội dung bài viết dưới đây, luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội về chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là người dưới 18 tuổi và các nội dung xoay quanh vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 ;
– Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Chế độ với người bị tạm giữ, tạm giam là người dưới 18 tuổi
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã có đưa ra định nghĩa về khái niệm tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Đồng thời cũng dựa trên quy định tại Điều này thì quy định về tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tạm giam để điều tra là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn người bị buộc tội sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc để đảm bảo người bị buộc tội không bỏ trốn, gây khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, theo đó người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền cư trú, quyền tự do đi lại,…
Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam nói chung và chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi thì được pháp luật quy định về tiêu chuẩn định lượng ăn và chế độ dinh dường cũng khác biệt hơn so với người trưởng thành. Cụ thể, được quy định tại điều 33 luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 có quy định như sau:
“1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.”
Từ quy định này có thể lý giải rằng là, người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi là những người đang trong độ tuổi phát triển về mặt sinh học và thể chất nên cần có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cũng như điều kiện để những đối tượng này có thể phát triển bình thường như bao nhiêu cá nhân là người dưới 18 tuổi khác được hưởng và việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được quy định dựa theo các quy định về khoa học, y tế, quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi hay còn được biết đến bằng một cụm từ khác đó là người chưa thành niên, bởi vì những cá nhân này được xác định dựa trên nghiên cứu của khoa học thì là những đối tượng thuộc những người chưa có đầy đủ năng lực về hành vi nhân sự, nhận biết và sự phát triển về thể xác lẫn tinh thần. Chính vì điều này mà Hiến pháp nói chung và pháp luật của hình sự nói riêng đã có những chính sách nhân đạo đối với người phạm tội là người dưới mười tám tuổi nhất định nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Bởi vì lẽ đó, mà kho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này cũng phải cân nhắc trong những trường hợp thật sự cần thiết để đảm bảo cuộc sống bình thường của người chưa thành niên, đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh việc quy định về chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới mười tám tuổi thì theo như quy định tại Điều 4 nghị định 120/2017/ NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về định mức ăn của người bị tạm giữ tạm giam như sau:
“Điều 4. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ”.
Như vậy, chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi thì sẽ được pháp luật hiện hành đưa ra các quy định riêng về chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giam này. Đồng thời thì pháp luật Tạm giữ, tạm giam và các văn bản pháp luật ban hành kèm theo cũng do pháp luật quy định trong các định mức và chế độ ăn ở của người dưới mười tám tuổi nêu trên. Tùy thuộc vào nơi hay địa phương mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi đang bị giam giữ thì mức hưởng các chế độ ăn, ở có thể sẽ khác. Bởi vì có sự khác nhau này là do giá cả nhu yếu phẩm ở mỗi địa phương và mỗi vùng đều có giá khác nhau phù hợp với mức sống và thu nhập của người dân ở địa phương đó.
2. Quy định về tạm giam đối với người chưa đủ 18 tuổi
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc bắt tạm giữ, tạm giam đối với những người bị coi là có tội thì sẽ được thực hiện trong một thời gian nhất định mà thời gian này sẽ được pháp luật quy định để phù hợp với thời gian có thể giải quyết một vụ án hình sự để tránh tình trạng tồn án không xét sử. Chính vì vậy mà đối với những người bị bắt tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi sẽ được xác định bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn tạm giam để điều tra cụ thể như sau:
– Với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 40 ngày đối, có thể bị gia hạn tạm giam một lần nhưng không quá 20 ngày;
– Thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, gia hạn một lần không quá 40 ngày;
– Với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam sẽ không quá 02 tháng 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam sẽ không quá 02 tháng 20 ngày và có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 02 tháng 20 ngày.
Thời hạn tạm giam để truy tố được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thì không quá 13 ngày, còn đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì thời gian được xác định là không quá 20 ngày. Bên cạnh đó, thì đối với những vụ án phức tạp, cần phải có thêm thời gian thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, nhưng không quá 07 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; không quá 10 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm cũng được xác định dài ngắn khác nhau sao cho phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vụ án. Do đó mà đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời gian không quá 30 ngày, đối với tội phạm nghiêm trọng thì thời gian không quá 40 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời gian không quá 50 ngày, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời gian không quá 70 ngày. Bên cạnh đó thì đối với những vụ án phức tạp thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.