Với những người có công trong kháng chiến được hưởng nhiều chế độ mà Nhà nước quy định định. Vậy, chế độ trợ cấp 1 lần khi có bằng khen tham gia kháng chiến được quy định như thế nào? Hồ sơ, thủ tục để cá nhân này được hưởng trợ cấp 1 lần khi có bằng khen?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về chế đô trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến khi được cấp bằng khen:
- 2 2. Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến được tặng bằng khen:
- 3 3. Cơ quan tổ chức thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần:
- 4 4. Mẫu bản khai cá nhân để đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen:
1. Quy định về chế đô trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến khi được cấp bằng khen:
1.1. Ai có quyền được hưởng mức trợ cấp 1 lần?
Nhà nước quy định được chế độ trợ cấp một lần được áp dụng với những đối tượng có đóng góp nhất định khi tham gia kháng chiến. Những cá nhân này phải được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen hoặc bằng khen của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (gọi chung là bằng khen của Thủ tướng chính phủ). Ngoài ra, những cá nhân được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ (gọi chung là bằng khen của cấp bộ cấp) cấp bằng khen; Ngoài ra, bằng khen được cấp bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay (còn gọi là bằng khen của các tỉnh) thì các cá nhân sẽ được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần.
1.2. Mức trợ cấp 1 lần:
Dựa theo điểm b khoản 1 Điều 3
– Các cá nhận được nhận mức trợ cấp một lần khi được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với số tiền là 1.815.000 đồng (Bằng chữ: Một triệu tám trăm mười lăm nghìn đồng chẵn).
– Với những bằng khen được tặng cho cá nhân do cấp bộ, hoặc cấp tỉnh khen tặng thì mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen tỉnh là 1.210.000 đồng (Bằng chữ: Một triệu hai trăm mười nghìn đồng chẵn).
– Để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho những cá nhân có thành tích kháng chiến cũng như nhân thân người này thì nếu người có bằng khen đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định này thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Công dân tham kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến được hưởng những chế độ khác, không được giải quyết mức trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến được tặng bằng khen:
Cá nhân có đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần cần thực hiện những thủ tục nhất định được hướng dẫn theo khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg như sau:
2.1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp:
Cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bao gồm giấy tờ sau:
Cần chuẩn bị 01 bản khai cá nhân (Phụ lục) của người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có bằng khen);
Để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng của người tham gia kháng chiến được bằng khen cũng như nhân thân của cá nhân này thì trong trường hợp người có bằng khen đã từ trần thì Nhân thân của người người này trực tiếp chuẩn bị bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số
– Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.
– Ngoài ra, để hoàn thiện bộ hồ sơ này cần có thêm 01 bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc
2.2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền thực hiện chi trả trợ cấp:
Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chi trả trợ cấp 1 lần khi có bằng khen tham gia kháng chiến thì công dân thực hiện theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg hướng dẫn như sau:
– Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân tiến hành lập bản khai nộp kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có bằng khen (hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần);
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thì cán bộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra, xác nhận bản khai và nếu thấy đầy đủ giấy tờ và, hợp lệ thì lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm a khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để được phê duyệt;
– Thời điểm này, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội khi nhận danh sách mà Uỷ ban nhân dân xã đưa lên thì trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm b khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Qua quá trình xem xét, phê duyệt hồ sơ sẽ được chuyển lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Cơ quan này sẽ trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.
– Cơ quan thực hiện chi trả trợ cấp:
Hồ sơ của người dân được Sở Lao động-Thương binh và xã hội ra quyết định để hưởng chế độ trợ cấp 1 lần sẽ sẽ được Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương có chi trả trợ cấp một lần quy định tại Quyết định này.
3. Cơ quan tổ chức thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần:
Thể hiện tinh thần tôn trọng, ghi nhớ công lao của người tham gia kháng chiến cho công cuộc giành lại độc lập, cũng như bảo vệ chủ quyền, đời sống bình ổn của nhân dân. Nhà nước đã có những quy định chặt chẽ về việc thực hiện tổ chức vấn đề này. Để tránh sự sai sót, thiếu trách nhiệm thì quá trình xem xét, phê duyệt chế độ này được diễn ra theo quy định Điều 5. Tổ chức thực hiện của Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg, cụ thể:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan khác hỗ trợ thực hiện vấn đề này như phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, tổng hợp danh sách và lập hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định này.
– Quá trình xét duyệt và thực hiện chế độ trợ cấp một lần được sự hướng dẫn, chỉ đạo từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Quyết định này.
– Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ về trợ cấp 1 lần nếu có những khó khăn, vướng mắc khi người dân thực hiện thủ tục này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong việc lập hồ sơ, xác nhận hồ sơ, xét duyệt và thực hiện mức trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định này;
– Vấn đề về nguồn kinh phí để Nhà nước thực hiện chi trả chế độ trợ cấp này thì Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo cân đối theo quy định tại Quyết định này.
4. Mẫu bản khai cá nhân để đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen:
Căn cứ theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg quy định về mẫu bản khai cá nhân đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có Bằng khen) hoặc thân nhân của người có Bằng khen
1. Phần khai về người có Bằng khen
Họ và tên: ……
Sinh ngày …... tháng …... năm …… Nam/Nữ: …..
Nguyên quán: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Thời gian tham gia kháng chiến: … năm
Được tặng Bằng khen: ….
Theo Quyết định số … ngày … tháng … năm … của ….
2. Phần khai của thân nhân
Họ và tên: …..
Sinh ngày … tháng … năm … Nam/Nữ: ….
Nguyên quán: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …..
Là ….(*)….. của người có Bằng khen đã từ trần ngày … tháng … năm …
…. ngày… tháng… năm… … Ông (bà) …… TM. UBND | …. ngày… tháng… năm … |
Ghi chú: (*) Ghi rõ mối quan hệ với người có Bằng khen: Bố, mẹ, vợ (chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp hoặc con (ghi rõ con đẻ, con nuôi).
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định 24/2016/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh