Chế độ thăm nuôi người bị tạm giam, tạm giữ. Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được thăm nuôi không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 thì:
– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
– Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 quy định:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
Luật sư
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
Như vậy, theo quy định thì người bị tạm giam tam giữ có quyền được gặp thân nhân – người thân khi đang áp dụng chế độ quy định tại luật này.
ĐIều 22 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 cũng quy định như sau về việc gặp người thân,người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người đang bị tạm giam tạm giữ:
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Do đó, theo như quy định:
– Đối với người đang bị tạm giữ thì: được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ
– Đối với người đang bị tạm giam: được gặp thân nhân một lần trong một tháng
Thời gian gặp mặt không quá 01 giờ. Ngoài ra, đối với người không phải thân nhân của ngươi đang bị tạm giam tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án hoặc trong trường hợp tăng thêm số lần gặp cũng phải được đồng ý.
Bên cạnh đó, đối với người đến thăm nuôi người bị tạm giam tạm giữ thì Khoản 2 Điều 22 Luật này cũng có những quy định như sau:
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp;
Căn cứ vào đó, việc tham nuôi của thân nhân người bị tạm giam tạm giữ phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp hoặc trong các trường hợp dặc biệt khác nếu được yêu cầu phối hợp với cơ sở giam giữ.. Người đến thăm nuôi phải xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đang chấp hành án. Thời gian và đại điểm gặp sẽ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định và
Đối với người bị tạm giam tạm giữ là người nước ngoài hoặc người bào chữa muốn gặp mặt thì khoản 3, khoản 5 điều này cũng quy định khá rõ ràng
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Bên cạnh đó, đối với việc nhận quà, đồ ăn ,thu từ báo chí của người đang bị tạm giam, tạm giữ, Luật thi hành tạm giam tạm giữ quy định như sau:
Khoản 2 Đều 27 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015:
Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
Điều 29 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015:
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ.
Vì vậy, người bị tạm giam tạm giữ vẫn được hưởng quyền được thăm nuôi và nhận quà từ người thân nhưng phải tuân theo các quy định của Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 và các quy định khác của pháp luật. Việc thăm nom của thân nhân, người bào chữa, lãnh sự cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan giam giữ và chỉ được tham năm khi có quyết định của thủ trưởng cơ sở giam giữ phê duyệt.
Mục lục bài viết
1. Có được thăm người tạm giam không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin chào luật sư, em có vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp giùm em ạ. Anh trai của em trong việc làm ăn đã xảy ra mâu thuẫn với 1 người và người đó chính là nạn nhân bị anh trai em dùng kéo đâm tử vong. Anh ta nợ anh trai em số tiền 7.3 triệu nhưng nhiều lần đòi không trả vì quá nóng giận anh trai e đã dùng kéo đâm liên tiếp khiến nạn nhân tử vong.Sau đó anh trai e đã ra tự thú và bị tạm giam đến nay được 10 ngày. Luật sư cho em hỏi vì quá lo lắng nên gia đình muốn đi thăm vậy liệu có thăm được không luật sư và nếu được thì cần có những thủ tục như thế nào ạ. Em mong luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì:
Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
…
Như vậy, vẫn còn trong thời hạn điều tra nên gia đình bạn không cần phải lo lắng nhiều quá, còn đây là vấn đề đang trong quá trình điều tra nên thông thường cơ quan tiến hành tạm giam sẽ không cho thăm hỏi.
2. Chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong đó, tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn cách ly người bị tình nghi là tội phạm khỏi cuộc sống thường ngày trong một khoảng thời gian nhất định. Một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự là không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.Vì vậy, Điều 89
Về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam Nghị định 13/VBHN-BCA quy định như sau:
– Chế độ ăn uống:
Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng 17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình, 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại tạm giam, nhà tạm giữ đóng.
Ngày lễ, ngày Tết (theo quy định của Nhà nước), người bị tạm giữ, tạm giam được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để bảo đảm người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Người bị tạm giữ, tạm giam được ăn theo tiêu chuẩn, uống nước bảo đảm vệ sinh, được sử dụng quà của gia đình, thân nhân để ăn thêm nhưng không được quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác.
– Chế độ thăm nom: Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân. Một tháng không quá 3 lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà không được vượt quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các đồ vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể trong nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam.
– Đồ dùng cá nhân:
+) Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm.
+) Trong thời gian bị giam giữ, người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn của cá nhân, nếu thiếu thì Nhà tạm giữ, Trại tạm giam cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn (loại cá nhân), 1 chăn (đối với các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ Huế trở ra dùng chăn trần bông loại 2 kg), 1 đôi dép và 2 bộ quần áo dài theo mẫu thống nhất do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Hàng tháng người bị tạm giữ, tạm giam được cấp 0,2 kg xà phòng giặt, 2 tháng được cấp 1 khăn rửa mặt. Người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số tiền (tương đương 2 kg gạo tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương) để mua những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.
– Khám, chữa bệnh:
+) Người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau được khám và điều trị tại bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do cán bộ y tế chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kg gạo/1 người/1 tháng.
Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại tạm giam hoặc cán bộ y tế của nhà tạm giữ thì Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ làm các thủ tục chuyển họ đến bệnh viện của Nhà nước để điều trị. Kinh phí khám, chữa bệnh trong trường hợp này do ngân sách nhà nước cấp theo bệnh lý và theo mức độ nặng nhẹ của bệnh tật; trại tạm giam, nhà tạm giữ có trách nhiệm thanh toán với bệnh viện.
+) Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y. Sau khi Hội đồng giám định pháp y kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình và có quyết định đưa người đó vào cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với trại tạm giam, nhà tạm giữ đưa người bị tạm giữ, tạm giam đến cơ sở chữa bệnh được chỉ định trong Quyết định.
+) Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho cơ quan thụ lý vụ án, gia đình, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị người bị tạm giữ, tạm giam.
3. Quy định về thăm người bị tạm giam, tạm giữ
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi vừa bị bắt vì tội tàng trữ ma túy, công an huyện đang bắt và tam giam gần 2 tháng. Gia đình tôi có lên xin gặp thì liên tục không cho còn đuổi về. Lúc này đang trong thời gian tạm giam nhưng họ không cho gặp có đúng không? Tôi không thấy quy định ở đâu? Mong luật sư tư vấn giúp gia đình tôi để có thể thăm được em tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Như bạn trình bày, nếu như xác định em bạn có hành vi tang trữ ma túy thì bạn phải xác định ban đầu khối lượng ma túy là bao nhiêu, ở dạng nào để mình có căn cứ nắm bắt được trách nhiệm có thể phải chịu của em mình.
Về nguyên tắc, nêu như đang trong quá trình tạm giữ, tạm giam việc gặp mặt nhân thân là hạn chế, không được phép thăm gặp nhiều để bảo đảm cho quá trình điều tra.
Theo đó tại Nghị định 89/1998/NĐ – CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam có quy định về nội dung này như sau:
“Điều 22.
1. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện Lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp theo các trường hợp nêu tại Điều 21 để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người đó.
2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.
Việc người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với tổ chức nhân đạo được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Trong các trường hợp tiếp xúc này cần có cán bộ, chiến sĩ Nhà tạm giữ, Trại tạm giam giám sát và có thể có đại diện của cơ quan Ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Tùy vào mức độ nguy hiểm theo từng tội phạm mà việc thăm người bị tạm giam, tạm giữ sẽ bị hạn chế và chỉ được gặp dựa trên quyết định của những cơ quan có thẩm quyền trên.
4. Quy định về thăm nom người đang bị tạm giam, tạm giữ
Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng với các bị can, bị cáo khi họ phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Tại “Bộ luật hình sự 2015” có chỉ rõ về tội phạm ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại Điều 21 Quy chế về tạm giữ, tạm giam được ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, có quy định về việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam trong trường hợp Cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác.
Tại Điều 20 Quy chế này chỉ rõ việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự.
Quy chế chỉ rõ: Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện Lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người đó.
Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Luật sư
Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.
Việc người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với tổ chức nhân đạo được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Trong các trường hợp tiếp xúc này cần có cán bộ, chiến sĩ Nhà tạm giữ, Trại tạm giam giám sát và có thể có đại diện của cơ quan Ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Như vậy, gia đình, thân nhân muốn được thăm nom người thân của mình đang bị tam giam, tạm giữ cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn xét xử. Việc có được gặp bị can hay không do cơ quan có thẩm quyền quyết định.