Chế độ thai sản khi công ty sắp giải thể. Điều kiện hưởng chế độ thai sản? Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi tham gia đóng BHXH từ tháng 06/2015 nhưng hiện công ty tôi đang sắp giải thể (có thể là hết tháng 05/2016) nhưng đến tháng 11/2016 tôi mới sinh thì bằng cách nào tôi có thể được hưởng chế độ thai sản ạ. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản bao gồm:
+ Đối tượng hưởng:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
+ Thời gian để được hưởng: phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Người lao động đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì phải đóng đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động trước khi giải thể hoặc phá sản để làm căn cứ chôt sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ cho người lao động (điểm 1.5 khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH).
Luật sư tư vấn pháp luật bỏ hiểm xã hội qua tổng đài:1900.6568
Trong trường hợp của bạn, trước khi công ty giải thể công ty sẽ phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Do bạn đóng bảo hiểm từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016 (thời điểm giải thể) là được 11 tháng – đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Vì thế, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động trước khi bạn sinh thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khai sai hồ sơ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
- 2 2. Các vấn đề liên quan đến điều kiện, thủ tục và mức hưởng chế độ thai sản
- 3 3.Thủ tục để hưởng chế độ thai sản khi công ty dừng hoạt động
- 4 4. Có được hưởng chế độ thai sản khi công ty bị phá sản không?
- 5 5. Có được hưởng chế độ thai sản khi công ty đang nợ bảo hiểm xã hội?
1. Khai sai hồ sơ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em sinh năm 1998. Nhưng em muốn đi làm công ty nên đã thổi tuổi giấy CMND lên năm 1996. Và bây giờ em đã có sổ BHXH. Thời gian em tham gia bảo hiểm là khoảng 1 năm rưỡi. Giờ em đang có thai. Thì xin hỏi luật sư em có thể nhận tiền thai sản không? Giấy tờ của em sinh măm 1998.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”
Bạn có hành vi khai man, cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật (Khai man năm sinh trong chứng minh thư nhân dân) để được cấp chứng minh thư nhân dân thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Căn cứ Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. “
Khi đi làm bạn chưa đủ tuổi đi làm, bạn có hành vi khai man năm sinh để được cấp chứng minh thư nhân dân, đây là hành vi khai không đúng sự thật liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tịch thu lại sổ bảo hiểm xã hội, truy thu toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội đã đóng.
Như vậy, bạn sẽ không đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh.
2. Các vấn đề liên quan đến điều kiện, thủ tục và mức hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi tham gia bảo hiểm tại công ty được 6 năm, tôi xin nghỉ và có quyết định thôi việc ngày 21.05.2016. Tháng 9 này tôi sinh em bé. -Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? – Nếu có tôi cần làm thủ tục như thế nào? -Tôi có thể hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con không? – Và chế độ thai sản được tính như thế nào? Mong phản hồi từ luật sư. Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, theo quy định về điều kiện được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp, người lao động nữ mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong trường hợp này, chị đã tham gia bảo hiểm xã hội được 6 năm và chị thôi việc vào ngày 21/05/2016. Sắp tới vào tháng 9/2016 chị sẽ sinh con. Như vậy. căn cứ vào các thông tin mà chị đưa ra thì trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con, tức là từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016 trong khoảng thời gian này chị đã tham gia bảo hiểm từ sáu tháng trở lên hoặc từ ba tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Về
Căn cứ tại Điều 9, Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014 thì hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng minh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
+ Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau,thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Chi tiết tại Mẫu C70a-HD và nội dung hướng dẫn lập mẫu đính kèm). Trách nhiệm của chị là nộp Giấy cứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con được quy định tại Khoản 1, Điều 11 Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014.
Trong trường hợp này của chị, vì chị thôi việc trước thời điểm sinh con thì chị nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan sổ bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc thời điểm sinh con cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Về mức hưởng thai sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp này, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi chị nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian này chị không phải đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ khi sinh con sẽ được tính theo trợ cấp tháng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
3.Thủ tục để hưởng chế độ thai sản khi công ty dừng hoạt động
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Anh/chị, Em sinh bé tháng 8/2012 nhưng công ty đóng BHXH từ tháng 3/2011 đến tháng 4/2012 rồi dừng. Em tuy đã có đủ điều kiện hưởng thai sản, hồ sơ được BHXH duyệt rồi, số tiền được hưởng là hơn 11 triệu/4 tháng nghỉ, tuy nhiên công ty dừng hoạt động, từ đó đến giờ e ko chốt được sổ nên ko lấy được bảo hiểm. Hiện giờ bên nhân sự chốt sổ cho mọi người, liệu em có lấy được bảo hiểm thai sản không? Vì công ty cũ đã dừng hoạt động, em không biết nhờ ai, mong Công ty mình hỗ trợ em, chi phí ra sao xin nhắn giúp em. Trân trọng!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như bạn nói bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt chế độ này với số tiền là 11 triệu/4 tháng thì bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục để nhận số tiền này. Đồng thời, nếu công ty bạn đã tạm dừng hoạt động thì vẫn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn để bạn tiến hành thủ tục hưởng chế độ thai sản, căn cứ quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Theo đó thì bên nhân sự công ty đã tiến hành trả sổ bảo hiểm cho nhân viên công ty thì bạn hoàn toàn có thể nhận sổ trong trường hợp này, khi đã có bảo hiểm, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: sổ bảo hiểm, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con, đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản; sau đó nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan này sẽ tiến hành tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bạn sẽ được cấp số tiền là 11 triệu/ 4 tháng như quyết định ban đầu của cơ quan bảo hiểm.
4. Có được hưởng chế độ thai sản khi công ty bị phá sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty từ tháng 4/2013, hiện tôi đang mang thai tháng thứ 8, ngày dự sinh là 16/7/2017.Công ty tôi làm việc có nguy cơ phá sản vào tháng 7/2017, như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản và chế độ sau sinh không ạ? Nếu có thì thủ tục giấy tờ cần làm là gì ạ? Theo như tôi được biết thì các chế độ đó khi giải quyết với bên cơ quan bảo hiểm xã hội thì cần có đóng dấu và chữ ký của thủ trưởng đơn vị mình công tác lúc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, nếu phá sản thì ai sẽ là người ký và đóng dấu để giả quyết chế độ trên cho tôi ạ?
Luật sư tư vấn:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai
b) Lao động nữ sinh con
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, theo quy định thì lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện là đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi, trong trường hợp bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty từ tháng 4/2013, bạn đang mang thai vào tháng thứ 8 và dự sinh vào ngày 16/7/2017, trong trường hợp này, công ty bạn có nguy cơ phá sản và dừng đóng bảo hiểm và tháng 7/2017, bạn có thể sẽ phải nghỉ việc trước khi sinh con. Tuy nhiên, nếu như thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bạn từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con mặc dù bạn nghỉ việc trước khi sinh.
Trong trường hợp này, sinh sinh con, bạn sẽ tự đi thực hiện chế độ thai sản dành cho lao động nữ, bạn nộp hồ sơ gồm có:
– Bản sao có chứng thực giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con bạn ( trong trường hợp đã đăng ký khai sinh)
– Sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt quá trình đóng
– Chứng minh nhân dân của bạn để xuất trình tại cơ quan bảo hiểm.
Hồ sơ trên nộp về cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang cư trú.
Mức hưởng chế độ thai sản của bạn sẽ được tính như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thời gian nghỉ chế độ thai sản được tính như sau: Lao động nữ sinh con nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
5. Có được hưởng chế độ thai sản khi công ty đang nợ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có đóng bảo hiểm công ty cũ năm 2015 và 2016 đến hết năm 2016 tôi nghỉ và báo giảm nhưng đến nay tôi chưa chốt được sổ vì công ty nợ tiền bảo hiểm, sang năm 2017 tôi sang công ty mới làm việc và đóng bảo hiểm trên số sổ bảo hiểm cũ từ 1/5 và tôi đóng hết tháng 10 cuối tháng 11 tôi sinh vậy tôi có được hưởng chế độ sản không? Công ty có bị thanh tra không? Rất mong hồi âm của luật sư, xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn sinh con vào Tháng 11/2017, bạn đóng bảo hiểm ở công ty cũ đến hết 2016 và đóng bảo hiểm ở công ty mới từ Tháng 5/2017 đến Tháng 10/2017, như vậy bạn có đủ 6 tháng trở lên đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh tính từ Tháng 10/2016 đến Tháng 10/2017. Do đó bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Tuy nhiên, do công ty cũ của bạn đang nợ Bảo hiểm xã hội và chưa chốt sổ cho bạn nên bạn có thể chưa được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội. Công văn số 1741/LĐTBXH-BHXH của Bộ lao động thương binh- xã hội hướng dẫn như sau:
“Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau đó người sử dụng lao động thực hiện quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội (quyết toán hàng quý hoặc sớm hơn đối với số trường hợp số tiền chi trả chế độ cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý). Đối với các đơn vị chưa được quyết toán do đơn vị còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nay đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định.”
Luật sư tư vấn chế độ thai sản khi công ty nợ bảo hiểm xã hội:1900.6568
Như vậy, khi doanh nghiệp quyết toán xong với cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ được bảo hiểm xã hội quyết toán chi trả các trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, ốm đau.
Trường hợp này việc nợ bảo hiểm xã hội là lỗi của doanh nghiệp nên bạn có quyền yêu cầu công ty cũ quyết toán số tiền bảo hiểm xã hội còn nợ cho bạn trước để bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.