Viên chức làm việc tại cơ sở y tế công lập thì được hưởng chế độ phụ cấp như thế nào? Cách tính chế độ phụ cấp thường trực tại cơ sở y tế? Mức phụ cấp thường trực đối với người trực tại trạm y tế xã? Phụ cấp đối với nhân viên y tế học đường?
So với những ngành nghề khác, ngành y có một điều đặc biệt hơn đó là các y bác sĩ công tác trong ngành này đều có chế độ ca trực. Do tình chất khẩn cấp của công tác khám chữa bệnh cứu người, do đó trong bệnh viện, cơ sở y tế lúc nào cũng cần có y bác sĩ túc trực để kịp thời cứu chữa cho người bệnh. Vậy khi y bác sĩ thực hiện chế độ ca trực này thì sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào, chế độ phụ cấp cho ca trực là ra sao?
Chế độ phụ cấp thường trực của y, bác sĩ, nhân viên công tác trong cơ sở y tế được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011 về một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.
Thứ nhất, về nguyên tắc khi thực hiện chế độ thường trực đối với người làm việc trong các cơ sở y tế công lập.
Trong cơ sở khám chữa bệnh người có trách nhiệm và quyền hạn phân công, bố trí nhân lực cho các ca trực là Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh (Giám đốc bệnh viện, Giám đốc trung tâm chữa bệnh bắt buộc, Giám đốc trung tâm điều dưỡng, phục hồi, Trưởng trạm y tế xã…).
Thủ trưởng cơ sở, khám chữa bệnh sẽ xem xét tình hình thực tế của đơn vị mình, chẳng hạn như là tình hình về nhân lực, người làm việc, tình hình công tác của từng khoa, từng bộ phận từ đó phân công việc làm theo ca, hoặc bố trí làm thêm giờ.
Nếu trong trường hợp thiếu nhân lực mà không có người để bố trí làm theo ca, làm thêm giờ thì Thủ trưởng cơ quan đơn vị phải có kế hoạch bố trí cán bộ, y, bác sĩ, người lao động trực 24/24 giờ.
– Đối với khoa, khu vực đặc biệt:
Các khoa, khu vực đặc biệt bao gồm các khoa và khu vực sau đây: Khoa cấp cứu; Khoa hồi sức cấp cứu; Khoa hồi sức sơ sinh; Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức; Khoa điều trị tích cực, Khoa chống độc; Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại bệnh viện hạng Đặc biệt, hạng I, hạng II; Khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện hoặc Trung tâm chuyên khoa tâm thần.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sỹ, ngành y tế
Do tính chất đặc biệt của các khoa, khu vực này, Thủ trưởng đơn vị khám chữa bệnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực, và hoạt động của các khoa trong bệnh viện để bố trí người lao động như phải đảm bảo ca làm việc như sau:
+ Với ngày làm việc 03 ca, mỗi ca làm việc là 08 tiếng.
+ Với ngày làm việc gồm 02 ca: 01 ca làm việc theo giờ hành chính là 8 tiếng và một ca làm việc 16 giờ; hoặc hai ca mỗi ca làm việc 12 giờ.
Do tính chất cấp bách và phải đảm bảo luôn phải có người túc trực ở bệnh viện nên các y bác sĩ và cán bộ, công nhân viên ở bệnh viện sẽ được phân công ca trực để đảm bảo bệnh viện luôn có người làm việc 24/24.
Thứ hai, về định mức nhân lực trong mỗi phiên trực.
Định mức nhân lực nhân lực trong mỗi ca trực sẽ được thực hiện tùy theo loại cơ sở khám chữa bệnh. Được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và được hướng dẫn tại Điều 1
– Đối với cơ sở khám, chữa bệnh có giường bệnh thì trong một ca trực phải đảm bảo có người trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng, trực hậu cần, cụ thể như sau:
+ Đối với bệnh viện đặc biệt, bệnh viện hạng I: Số người thường trực phải đảm bảo 14 người/1 phiên trực/100 giường bệnh trên kế hoạch.
Xem thêm: Quy định về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại cho người lao động
+ Đối với bệnh viện hạng II và bệnh viện hạng III: Số người thường trực phải đảm bảo 13 người/1 phiên trực/100 giường bệnh trên kế hoạch.
+ Đối với bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: Số người thường trực phải đảm bảo 12 người/1 phiên trực/ 100 giường bệnh theo kế hoạch.
- Trường hợp bệnh viện có quy mô từ 70 đến 100 giường bệnh thì bố trí 11 người/1 phiên trực.
- Trường hợp bệnh viện có ít hơn 70 giường bệnh thì bố trí 10 người/1 phiên trực.
Trong trường hợp bệnh viện bị quả tải người bệnh thì có thể phân công số người trong ca trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện sẽ căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu từ việc tự chủ tài chính của bệnh viện, tình hình sử dụng giường bệnh thực tế để quyết định số người trực trong ca làm việc cho phù hợp.
– Đối với trạm y tế xã: Số người bố trí trong phiên trực có thể là 01 đến 02 người một phiên. Trong trường hợp có người cấp cứu, cần phải chuyển người bệnh lên tuyến trên thì cần phải bố trí cán bộ y tế đi theo, trường hợp số người trực không đủ đáp ứng nhu cầu của công việc thì Trưởng trạm y tế xã có thể cử người trực thêm giờ và trả chế độ đầy đủ.
– Đối với các bệnh xá quân dân y định mức nhân lực được áp dụng trong phiên trực như sau:
+ Đối với bệnh xá quân dân y có quy mô dưới 10 giường bệnh: Bố trí 02 người trong một phiên trực.
+ Đối với bệnh xá quân dân y có quy mô từ 10 giường bệnh đến dưới 20 giường bệnh: Bố trí 03 người trong một phiên trực.
Xem thêm: Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2022
+ Đối với bệnh xá quân dân y có quy mô trên 20 giường bệnh: Bố trí 05 người trong một phiên trực.
– Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định về xử phạt hành chính (cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc..); Cơ sở điều dưỡng người khuyết tật, thương binh, bệnh binh:
+ Đối với cơ sở hạng I: Số người trực tối đa trong một phiên trực là không quá 24 người.
+ Đối với cơ sở hạng II: Số người trực tối đa trong một phiên trực là không quá 16 người.
+ Đối với cơ sở hạng III: Số người tối đa trong một phiên trực là không quá 10 người.
Trong trường hợp cần huy động nhân lực ở các cơ sở khám chữa bệnh để tham gia chống dịch bệnh thì cần phải bổ sung nhân lực ở các cơ sở khám chữa bệnh để đảm bảo luôn có người trực 24/24 giờ, đáp ứng cả công tác khám, chữa bệnh và cả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thứ ba, về các chế độ đối với người lao động tham gia thường trực.
Chế độ phụ cấp của y, bác sĩ, cán bộ y tế trong ca thường trực được chi trả như sau:
Xem thêm: Những loại phụ cấp lương cho người lao động mới nhất hiện nay
* Mức trợ cấp thường trực:
– Đối với người lao động thường trực 24/24 giờ:
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: mức phụ cấp là 115 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng II: mức phụ cấp là 90 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng III, hạng IV và các cơ sở khác tương đương: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong các trạm y tế xã, trạm y tế, bệnh xá quân dân y: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 12/24 giờ: mức phụ cấp được tính bằng một nửa (0.5 lần) so với mức phụ cấp khi trực ca 24/24 giờ.
– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 16/24 giờ: mức hưởng được tính bằng 0.75 lần so với mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Xem thêm: Phụ cấp lương là gì? Quy định về các khoản phụ cấp theo lương trong doanh nghiệp?
Nếu người lao động trực trong khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chắc sóc đặc biệt thì mức phụ cấp được tính bằng 1.5 lần so với mức phụ cấp nếu trên. Trực ca vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp được tính bằng 1.3 lần mức quy định. Trực ca trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì mức trợ cấp là 1.8 lần mức quy định.
Chẳng hạn, chị A là bác sĩ công tác tại bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện hạng I.
+ Mức phụ cấp của chị A nếu thường trực 24/24 giờ là 115 ngàn đồng trên một ca trực.
+ Nếu thường trực 12/24 giờ mức phụ cấp thường trực là: 115 x 0.5 = 57.5 ngàn đồng.
+ Nếu thường trực ca 16/24 giờ mức phụ cấp thường trực là: 115 x 0.75 = 86.25 ngàn đồng.
+ Thường trực 24/24 giờ mà chị A trực tại khoa hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp là: 115 x 1.5 = 172.5 ngàn đồng.
+ Thường trực 24/24 giờ trong ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp của chị A là: 115 x 1.3 = 149.5 ngàn đồng.
+ Thường trực 24/24 giờ trong ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì mức phụ cấp của chị A là: 115 x 1.8 = 207 ngàn đồng.
– Đối với những người làm việc trong cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cơ sở điều dưỡng người khuyết tật, thương binh, bệnh binh thì mức phụ cấp được tính như sau:
+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực thông thường:
Đối với cơ sở được xếp hạng I: mức phụ cấp là 90 ngàn đồng.
Đối với cơ sở được xếp hạng II và hạng III: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng.
+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực phục hồi sức khỏe, điều trị cắt cơn, giải độc hoặc khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm thì bằng 1,5 lần mức phụ cấp trên.
* Chế độ bồi dưỡng khác:
– Chế độ hỗ trợ tiền ăn: Người lao động làm công tác thường trực 24/24h thì còn được hỗ trợ tiền ăn là 15 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
– Chế độ nghỉ bù: người lao động đã tham gia ca thường trực thì được nghỉ bù và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia ca trực, chế độ cụ thể như sau:
+ Đối với người trực ca 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày;vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
+ Đối với người thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ. Nếu làm thêm vào ca đêm thì được trả tiền lương làm việc vào ban đêm.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề: “Chế độ phụ cấp trực ngành y tế theo quy định mới nhất”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực này như sau:
Mục lục bài viết
1. Viên chức làm việc tại cơ sở y tế công lập thì được hưởng chế độ phụ cấp như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi tốt nghiệp đại học, được tuyển dụng làm nhân viên chiếu chụp X-quang ở Phòng khám đa khoa của 1 Trường cao đẳng y tế (đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ). Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Hiện nay, không thấy có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định sự khác nhau về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng độc hại giữa viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ và viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ.
Như vậy, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng độc hại đối với viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ và cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ là như nhau.
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và điểm c, khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì, viên chức (kể cả lao động hợp đồng) thuộc biên chế trả lương trong các cơ sở y tế công lập đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện công việc chiếu chụp X-quang, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% .
Cùng với phụ cấp ưu đãi nghề, đối với chức danh nghề chiếu chụp X-quang, viên chức, người lao động còn được hưởng mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 0,1 – 0,4 theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ.
Ngoài ra viên chức, người lao động còn được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng và 25.000 đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bạn có bằng đại học, được tuyển dụng vào vị trí chiếu chụp X-quang tại Phòng khám đa khoa của 1 Ttrường cao đẳng y tế theo biên chế đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (tự trang trải về tài chính). Căn cứ các quy định của pháp luật viện dẫn nêu trên, nếu bạn đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (theo ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16) thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng độc hại như các viên chức, người lao động khác làm công việc chiếu chụp X-quang tại cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ (hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
2. Cách tính chế độ phụ cấp thường trực tại cơ sở y tế:
Tóm tắt câu hỏi:
Tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh G (nơi tôi đang làm việc), trong ngày trực, ca trực được phân công làm việc 24 giờ. Tuy nhiên, khi tính tiền trực thì lại tính chế độ trực 16/24. Chuyện này được giải thích là: trong 24 giờ đó, có 8 giờ là giờ hành chính làm việc bình thường, chỉ có 16 gờ còn lại ngoài giờ hành chinh mới là giờ trực. Cách giải quyết chệ độ trực như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực như sau:
– Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
– Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
+ Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
+ Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Do đó trường hợp của bạn được tính chế độ trực 2 ca, 1 ca làm việc 8 giờ theo giờ hành chính và ca còn lại 16 giờ. Như vậy, cách tính chế độ trực bên phía bệnh viện là đúng theo quy định.
Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
– Chế độ phụ cấp thường trực:
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
++ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
++ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
++ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
++ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
+ Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
+ Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
– Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
+ Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, đối với người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
3. Mức phụ cấp thường trực đối với người trực tại trạm y tế xã:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư cho biết: Trạm Y tế xã chúng tôi, Bác sĩ chỉ trực khám bệnh và trực lãnh đạo không có trực đêm nhưng được chi tiền trực đêm như vậy chi có đúng không? Hiện tại chúng tôi trực 24/24 trạm chỉ chi 5000đ/đêm. Mong luật sư giải thích! Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc ở trạm y tế xã, nơi làm việc và điều kiện làm việc mang tính chất đặc thù, nên việc áp dụng quy định về việc trực đêm sẽ được áp dụng theo những quy định riêng biệt nhất định.
Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp và tiền hỗ trợ ăn thường trực 24/24 như sau:
“Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
(…)
3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:
a) Chế độ phụ cấp thường trực:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
– Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
– Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;”
Theo đó, người lao động thường trực 24/24 tại trạm y tế xã phải được hưởng ít nhất 65.000 đồng tiền phụ cấp thường trực. Trường hợp bạn trực đêm, nếu trực 24/24 thì được hưởng 65.000 đồng/phiên trực và được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ phiên trực. Việc bạn chỉ nhận được 5.000 đồng/ca đêm là sai so với quy định của pháp luật, trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại để yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho mình.
Còn đối với với việc bác sĩ chỉ trực khám bệnh và trực lãnh đạo mà vẫn được chi trả phụ cấp thường trực, do bạn không nói cụ thể về ca trực của bác sĩ như thế nào? thời gian trực là bao lâu nên trong trường hợp này chưa đủ cơ sở để kết luận việc chi trả phụ cấp thường trực cho bác sĩ là đúng hay sai.
4. Phụ cấp đối với nhân viên y tế học đường:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Cho em hỏi là nhân viên y tế học đường Trường trung học phổ thông ĐĐT – Quảng Nam, có đóng bảo hiểm đã vào biên chế có mã ngạch 16 của trường cấp III. Vậy Luật sư cho em hỏi, em có được hưởng phụ cấp ngành không? Hay em chỉ hưởng là trách nhiệm 20%? Và quy định về phụ cấp ngành đối với trường hợp của em như thế nào? Và em muốn biết cách tính chế độ ngành đối ngạch của em. Trường em thuộc đồng bằng. Em xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là nhân viên y tế học đường Trường trung học phổ thông, trường ở đồng bằng. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau:
“6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo,
Luật sư tư vấn phụ cấp đối với nhân viên y tế học đường:1900.6568
Như vậy, trường hợp của bạn thì bạn chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi không vượt quá 20% đối với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học.