Cá nhân khi đủ điều kiện để trở thành thanh tra viên thì sẽ được hưởng chế độ liên quan nghề của mình, trong đó phải kể đến độ độ phụ cấp theo nghề. Vậy chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề với Thanh tra viên được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề với Thanh tra viên:
– Thanh tra viên là công chức sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra để thực hiện các nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước. Cá nhân sau khi đã đủ điều kiện để trở thành Thanh tra viên thì cần phải có trách nhiệm trong khi tiếp nhận vị trí này. Thanh tra viên phải là cá nhân gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, có trách nhiệm học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như nghiệp vụ thanh tra; cá nhân này trong quá trình thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra và thực hiện các các hành động tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Bên cạnh đó vì nằm trong sự quản lý của Trưởng đoàn thanh tra nên cũng phải chịu trách nhiệm trước cá nhân này, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp với việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh việc quy định về trách nhiệm của Thanh tra viên thì những chế độ cũng như phụ cấp được chi trả cho cá nhân là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm. Cá nhân giữ vị trí là thanh tra viên sẽ được hưởng các chế độ hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề cũng như có thể được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên được quy định như sau:
+ Thứ nhất, cá nhân là Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng thanh tra chính phủ hoặc Thanh tra viên cao cấp sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo người thanh tra là 15% mức lương cơ bản hiện được hưởng cùng với đó sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung nếu cá nhân này đủ điều kiện để hưởng;
+ Thứ hai, Thanh tra viên chính sẽ được hưởng phụ cấp trách nghiệm theo nghề thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cùng với đó có thể sẽ được cấp hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
+ Thứ ba, chế độ hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra sẽ bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng nếu đối tượng này là Thanh tra viên. Trong một số trường hợp nếu Thanh tra viên đủ điều kiện được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung thì có quyền được yêu cầu hưởng mức phụ cấp này;
– Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì Thanh tra viên đang là công chức được ở các quyền lợi như cán bộ, công chức khác theo quy định của Luật cán bộ và công chức; các chế độ liên quan đến phụ cấp thâm niên, hưởng lương và các chế độ chính sách đặc thù khác cũng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
– Thanh tra viên đang là sĩ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang không chỉ được hưởng chế độ về phụ cấp trách nhiệm nghề mà còn được hưởng được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang;
Như vậy tùy thuộc vào vị trí thanh tra viên, chức vụ mà cá nhân này đảm nhiệm thì Thanh tra viên sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề có mức khác nhau. Thanh tra viên nếu là công chức thì cũng sẽ được hưởng các chế độ liên quan đến cán bộ, công chức theo đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức. Còn trong trường hợp là sĩ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thì sẽ được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và những chế độ phụ cấp khác có liên quan.
2. Việc áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên thuộc hệ dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc được áp dụng trong việc chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên hiện nay được ghi nhận tại Tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư liên tịch 191/2006/TTLT- TTCP- BNV -BTC, theo đó nguyên tắc được áp dụng với các nội dung như sau:
– Cá nhân khi đủ điều kiện được hưởng chế độ phụ cấp này và là những người được cấp phép thẩm quyền
– Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định đối với ngành hoặc chức danh phải có sự tương xứng đối với ngành hoặc chức danh được bổ nhiệm trên thực tế;
– Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao hơn (nâng ngạch) mà tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới được bổ nhiệm thấp hơn tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đã hưởng ở ngạch cũ so với tổng mức tiền lương cộng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra ở ngạch mới cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm.
Lưu ý rằng: hiện nay, pháp luật có quy định một số đối tượng sẽ không nằm trong trường hợp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo người thanh tra:
– Đối với trường hợp miễn nhiệm nghỉ hưu thôi việc hoặc nghỉ việc được thuyên chuyển điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan thanh tra thì sẽ không nằm trong các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong ngày thanh tra;
– Nếu nằm trong trường hợp có thời gian đi công tác làm việc học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương thực hiện theo quy định tại khoản vốn Điều 8
+ Hơn nữa đối với trường hợp cá nhân có thời gian đi học tập chung trong nước từ 3 tháng liên tục trở lên cũng sẽ không được hưởng phụ cấp này;
+ Trong quá trình công tác có thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
+ Những chế độ liên quan đến nghỉ ốm đau thai sản vẫn được đảm bảo tuy nhiên thời gian này lại vượt quá thời hạn theo quy định tại điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
+ Cuối cùng là trường hợp thời gian bị đình chỉ công tác.
Với quy định nêu trên thì nguyên tắc được áp dụng đối với việc phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên phải được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác; đặc biệt là cá nhân này cũng không được nằm trong đối tượng không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra viên đã được ghi nhận.
3. Kinh phí để sử dụng trong việc phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra:
Phụ cấp trách nhiệm theo người thanh tra sẽ được chi trả theo đúng quy định và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp cũng phải được thực hiện một cách hợp lý và đúng trình tự. Căn cứ tại mục 3 Thông tư liên tịch 191/2006/ TTLT- TTCP- BNV -BTC thì nguồn kinh phí và chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra được thực hiện dựa theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính;
Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề với thanh tra sẽ được tính trả vào cùng kỳ lương tháng và sẽ không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Những đối tượng đủ điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan này có trách nhiệm chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cá nhân đó.
Như vậy, phụ cấp trách nhiệm theo người thanh tra sẽ được trả vào cùng kỳ luôn hàng tháng và khoản tiền này sẽ không được tính để cá nhân sẽ đóng ở chế độ bảo hiểm xã hội. Cơ quan quản lý các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm sẽ có trách nhiệm trong việc chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra;
– Thông tư liên tịch số 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC của Thanh tra Chính phủ – Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ ngày 19/01/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 202/2005/QĐ-TTG ngày 9/8/2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của thanh tra viên.