Một số quy định về luật sư? Những đối tượng phải nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động nghề luật sư? Quy định về mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư?
Ở bất kì một quốc gia nào, để duy trì được trật tự của xã hội thì đều cần có một hệ thống pháp luật phù hợp được xây dựng nhằm mục đích để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mọi người dân, tổ chức trong xã hội tuân theo các quy định đó. Tuy nhiên, quyền lực của Nhà nước cũng có những giới hạn nhất định của nó. Nghề luật có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay và nhằm để đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện đúng vai trò, mục đích của nó. Việc nộp phí, lệ phí của các cá nhân, tổ chức tương ứng với sự cung cấp một dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thuộc Nhà nước. Không nằm ngoài ngoại lệ, khi thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì các cơ quan, tổ chức thực hiện hồ sơ phải nộp một khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về chế độ nộp lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về luật sư:
1.1. Luật sư là gì?
Theo Điều 2
Luật sư là người phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm các chức năng như sau:
– Hoạt động nghề nghiệp của luật sư cần góp phần quan trọng bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Luật sự góp phần để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư phải là người có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để hành nghề Luật sư, thực hiện các dịch vụ pháp lý của khách hàng có yêu cầu, khách hàng của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý là các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.
1.2. Nguyên tắc hành nghề Luật sư:
Khi tham gia hành nghề luật sư, các cá nhân cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây:
– Người hành nghề luật sư cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Người hành nghề luật sư cần tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
– Người hành nghề luật sư cần phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
– Người hành nghề luật sư cần sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
– Người hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản để hành nghề luật sư. Việc hành nghề luật sư cần được thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên để đảm bảo vai trò của chủ thể hành nghề luật sư và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của nghề luật sư:
Vai trò của nghề luật sư:
– Nghề luật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp.
– Các luật sư và những người hoạt động trong lĩnh vực hành nghề luật đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài,….
– Ở nước ta, trên thực tế, nghề luật đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của xã hội.
Nhằm mục đích góp phần quan trọng để tạo nên một nét văn hóa riêng của những đối tượng hành nghề luật sư thì mỗi người cần phải có những nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư. Những cá nhân hành nghề luật cần có trách nghiệm trong việc phát huy và duy trì được những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Ý nghĩa của nghề luật sư:
– Mọi hoạt động hành nghề luật đều nhằm mục đích để hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
– Bảo vệ quyền con người. Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân.
– Góp phần đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ thống chính trị của nhà nước.
Như vậy, ta nhận thấy, nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là đối với mỗi người dân trong xã hội.
2. Những đối tượng phải nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động nghề luật sư:
Những đối tượng phải nộp một khoản lệ phí theo quy định tại Điều 2, Thông tư 220/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động nghề luật sư bao gồm:
– Các cá nhân khi đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
– Những tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
– Các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị thay đổi nội dung hành nghề phải nộp phí theo quy định.
– Những chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định pháp luật.
– Luật sư nước ngoài khi đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.
– Luật sư nước ngoài khi đề nghị gia hạn hành nghề tại Việt Nam phải nộp phí theo quy định.
– Các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung hoạt động phải nộp phí theo quy định.
Như vậy, người nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động nghề luật sư bao gồm các đối tượng trên. Để hành nghề luật sư ở Việt Nam, các đối tượng trên cần nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc nộp phí và lệ phí cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp phần tạo cơ sở quan trọng cho hoạt động của các đối tượng trên tại Việt Nam. Nếu các đối tượng phải chịu phí và lệ phí không nộp các khoản phí này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư:
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư như sau:
Stt | Nội dung thu | Mức thu (đồng/hồ sơ) |
1 | Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư | 100.000 |
2 | Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thuộc lĩnh vực luật sư |
|
a | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư | 800.000 |
b | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 20.000.000 |
c | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 4.000.000 |
d | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề; thay đổi nội dung hành nghề của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
đ | Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 5.000.000 |
e | Thẩm định điều kiện gia hạn hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 3.000.000 |
g | Thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 2.000.000 |
h | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam | 1.000.000 |
i | Thẩm định điều kiện hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 600.000 |
k | Thẩm định điều kiện thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam | 400.000 |
Theo quy định của pháp luật thì Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, thay đổi nội dung hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề, thay đổi nội dung hành nghề, gia hạn hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động, thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Mức phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư được quy định cụ thể tại bảng trên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong thời hạn chậm nhất là ngày mồng năm hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Đối với việc quản lý phí và lệ phí: Tổ chức thu phí theo quy định sẽ phải nộp toàn bộ số tiền phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư thu được vào ngân sách nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo đúng các chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước và nhằm mục đích để đảm bảo việc thực hiện các chức năng của cơ quan Nhà nước.