Chế độ nghỉ hưu non, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất. Quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục nghỉ hưu trước tuổi đối với đối tượng viên chức là giáo viên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng tinh giảm biên chế:
- 2 2. Chính sách tinh giảm biên chế:
- 3 3. Chính sách về hưu trước tuổi:
- 4 4. Chính sách về hưu trước tuổi kèm điều kiện bị suy giảm khả năng lao động:
- 5 5. Chế độ nghỉ hưu non, nghỉ hưu trước tuổi cho giáo viên:
- 6 6. Chế độ của giáo viên nghỉ hưu theo tinh giảm biên chế:
- 7 7. Điều kiện nghỉ hưu đối với giáo viên:
- 8 8. Điều kiện để giáo viên tiểu học nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
1. Đối tượng tinh giảm biên chế:
Theo Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định về các trường hợp thuộc diện tinh giảm biên chế gồm có:
– Đối tượng là cán bộ, là công chức làm việc từ Trung ương đến cấp nhỏ nhất là cấp xã.
– Viên chức thuộc khối đơn vị sự nghiệp công lập như giáo viên, nhân viên văn phòng đăng ký đất đai…
– Đối tượng công tác theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của một số công việc cụ thể trong khối cơ quan đơn vị sự nghiệp, hành chính nhà nước được quy định trong Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
– Các đối tượng làm việc có chức vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước như chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, kiểm soát viên, Kế toán trưởng.
– Cán bộ, công chức làm người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đó.
– Đối tượng thuộc biên chế Nhà nước làm việc tại các hội.
Như vậy theo quy định tại Điều 2, Nghi định 108/2014/NĐ-CP thì giáo viên thuộc đối tượng, chính sách tinh giảm biên chế của Nhà nước, Nhà nước khuyến khích việc giáo viên về hưu trước tuổi để giảm thiểu được ngân sách cho nhà nước cũng như cho lớp trẻ tài năng, khả năng tiếp nhận cái mới tốt hơn có cơ hội được thi tuyển, hay xét tuyển vào khối hành chính sự nghiệp giáo dục này.
2. Chính sách tinh giảm biên chế:
– Hiện nay thì nhà nước đang thực hiện theo bốn chính sách tinh giảm biên chế đó là chính sách cho thôi việc; chính sách khuyến khích về hưu trước tuổi, chính sách chuyển đi làm việc tại các cơ quan khác theo diện không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thường xuyên; chính sách cho những cá nhân tự nguyện xin không giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được cơ quan, tổ chức bầu cử hay bổ nhiệm làm việc vào một chức vụ khác có phụ cấp về chức vụ lãnh đạo so với phụ cấp về chức vụ lãnh đạo cũ là thấp hơn.
3. Chính sách về hưu trước tuổi:
a) Mức độ tuổi thứ nhất:
Thứ nhất, về độ tuổi:
– Đối với nam: từ đủ 50 tuổi đến 53 tuổi.
– Đối với nữ: từ đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi.
Thứ hai, về số năm đóng bảo hiểm xã hội:
– Cá nhân phải có số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 trở lên. Trong 20 năm đó thì phải đảm bảo có thời gian 15 năm trở lên làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, hay nguy hiểm đã được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cũng như Bộ y tế ban hành chi tiết. Hoặc điều kiện khác đặt ra đó là người lao động đó làm việc tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7.
Thứ ba, về các chính sách được hưởng:
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của
+ Điều 9,
+ Cách tính tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu trong khoảng từ 1/1/2016 đến 1/1/2018 thì tỉ lệ ở đây là 45% tương ứng với 15 năm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian còn lại thì được tính đó là cứ thêm 1 năm thì được cộng thêm 2% đối với lao động nam và 3% đối với lao động nữ. Mức cộng dồn tối đa không quá 75%.
Người lao động là nam đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì là 16 năm, nghỉ vào năm 2019 thì là 17 năm, nghỉ vào năm 2020 là 18 năm, nghỉ vào năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 thì mức tính bắt đầu từ 20 năm. Thêm 1 năm thì cộng thêm 2% và mức cộng dồn không quá 75%.
Người lao động là nữ đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ lương hưu là 45% và cứ mỗi năm thì được công thêm 2%, mức cộng dồn cao nhất không quá 75%.
+ Lưu ý: Nếu người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với mức tối đa là 75% thì ngoài việc được hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần cho số năm đó như sau: đó là cứ mỗi năm đóng dư ra đó thì sẽ tính bằng nửa tháng (0,5 tháng) mức bình quân tiền lương.
– Chính sách đầu tiên đặt ra đối với những viên chức về hưu trước tuổi đó là không bị trừ phần trăm tỉ lệ lương hưu như đối với người lao động thông thường bị trừ 2%.
– Được chi trả khoản trợ cấp bằng 03 tháng tiền lương cho mỗi năm cá nhân nghỉ hưu trước tuổi so với độ tuổi tối thiểu quy định đó là nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.
– Cá nhân có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được trợ cấp thêm 05 tháng tiền lương. Các năm dư ra thì mỗi năm sẽ được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương.
b) Mức độ tuổi thứ hai:
Thứ nhất, về độ tuổi:
– Đối với nam: từ đủ 55 tuổi đến 58 tuổi.
– Đối với nữ: từ đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi.
Thứ hai, về số năm đóng bảo hiểm xã hội: Cá nhân có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Thứ ba, về các chính sách được hưởng:
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của
– Cá nhân có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được trợ cấp thêm 05 tháng tiền lương. Các năm dư ra thì mỗi năm sẽ được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương.
– Không bị trừ phần trăm tỉ lệ lương hưu như đối với người lao động thông thường đó là bị trừ 2%.
– Được chi trả khoản trợ cấp bằng 03 tháng tiền lương cho mỗi năm cá nhân nghỉ hưu trước tuổi so với độ tuổi tối thiểu quy định đó là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
c) Mức độ tuổi thứ ba:
Thứ nhất, về độ tuổi:
– Đối với nam: từ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi
– Đối với nữ: từ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi.
Thứ hai, về số năm đóng bảo hiểm xã hội:
– Cá nhân phải có số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 trở lên. Trong 20 năm đó thì phải đảm bảo có thời gian 15 năm trở lên làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, hay nguy hiểm đã được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cũng như Bộ y tế ban hành chi tiết. Hoặc điều kiện khác đặt ra đó là người lao động đó làm việc tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7.
Thứ ba, về các chính sách được hưởng:
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như đã nói ở mức độ tuổi thứ nhất.
– Không bị trừ phần trăm tỉ lệ lương hưu như đối với người lao động thông thường đó là bị trừ 2%.
d) Mức độ tuổi thứ tư:
Thứ nhất, về độ tuổi:
– Đối với nam: từ trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi.
– Đối với nữ: từ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi.
Thứ hai, về số năm đóng bảo hiểm xã hội: Cá nhân có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Thứ ba, về các chính sách được hưởng:
– Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như đã nói ở mức độ tuổi thứ nhất.
– Không bị trừ phần trăm tỉ lệ lương hưu như đối với người lao động thông thường đó là bị trừ 2%.
4. Chính sách về hưu trước tuổi kèm điều kiện bị suy giảm khả năng lao động:
Người lao động hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức quy định nếu nghỉ hưu trước tuổi có đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động
– Người lao động đối với nam là đủ 54 tuổi, nữ là đủ 49 tuổi nếu nghỉ vào năm 2019, quy định bắt đầu từ năm 2020 thì đối với nam là từ đủ 55 tuổi, nữ là đủ 50 tuổi. Kèm theo điều kiện về suy giảm khả năng lao động được xác định từ 61% trở lên đến 80%.
– Người lao động đối với nam là từ đủ 50 tuổi, nữ là đủ 45 tuổi. Bị suy giảm khả năng lao động được xác định là từ mức 81% trở lên.
– Nếu bị suy giảm khả năng lao động được xác định là từ mức 61% trở lên, có thời gian 15 năm làm công việc ở đây phải là đặc biệt độc hại, nặng nhọc,nguy hiểm đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Bộ y tế ban hành chi tiết.
5. Chế độ nghỉ hưu non, nghỉ hưu trước tuổi cho giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên nữ, sinh ngày 21/4/1963 . có số năm đóng bảo hiểm xã hội đến tháng 11/2017 là 34 năm 2 tháng. Nếu tôi đủ điều kiện để đến tháng 11/2017 về hưu sớm thì tôi được hưởng chế độ lương hưu như thế nào? Tôi rất cần thông tin sớm nhất để có thể nghỉ hưu vào tháng 11/2017. Tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn là giáo viên nữ, sinh ngày 21/4/1963 và tham gia bảo hiểm xã hội đến tháng 11/2017 là 34 năm 2 tháng. Và bạn dự định xin nghỉ hưu từ tháng 11/2017. Tính đến tháng 11/2017, bạn 54 tuổi 7 tháng và đóng bảo hiểm xã hội được 34 năm 2 tháng. Trong trường hợp này bạn chưa đủ tuổi hưởng lương hưu năm 2017 theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;;…”.
Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn nếu bạn làm việc trong môi trường bình thường thì bạn chưa đủ tuổi để hưởng lương hưu. Ở đây, bạn nêu bạn đủ điều kiện để hưởng lương hưu sớm nhưng không nêu rõ bạn thuộc trường hợp nghỉ hưu sớm nào nên có thể xảy ra hai trường hợp sau:
– Trường hợp 1: nếu bạn muốn nghỉ hưu vào tháng 11/2017 thì bạn phải thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
+ Từ 01/01/2016, nam từ đủ 51 tuổi, nữ từ đủ 46 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2022 trở đi thì nam phải đáp ứng điều kiện về tuổi là đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi.
+ Nam đủ 50 tuổi và nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên.
Như vậy, bạn 54 tuổi và đóng được 34 năm 2 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Mức lương hưu của bạn tính theo quy định tại Điều 56
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
…
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”
Mức lương hưu hàng tháng bạn được hưởng khi bị suy giảm khả năng lao động như sau:
+ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%
+ 19 năm = 19 x 3% = 57%.
+ 2 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm = 0.5 x 3% = 1,5 %
Tổng mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 103,5%. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật mức hưởng tối đa của bạn là 75% do đó bạn sẽ được hưởng 75%. Bạn nghỉ hưu trước 01 tuổi nhưng đến tháng 11/2017 bạn được 54 tuổi 7 tháng thì bạn không bị giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. Do đó, mức hưởng của bạn là 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, do bạn có số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% do đó bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Ở đây, bạn có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 30 năm) nên bạn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 9 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp 2: Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6
+ Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
+ Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
+ Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
+ Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm bạn còn cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 4, Điều 8
“4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi”.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm xã hội đến tháng 11/2017 là 34 năm 2 tháng thì bạn đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ đủ 20 năm trở lên. Còn về độ tuổi thì bạn nêu đến tháng 11/2017 bạn 54 tuổi. Do đó, bạn đủ tuổi để nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP nên trong trường hợp này, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì sẽ được sắp xếp nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế.
6. Chế độ của giáo viên nghỉ hưu theo tinh giảm biên chế:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Trần Thị Hiếu sinh ngày 08/02/1964, giáo viên trung học cơ sở đang hưởng lương hệ số 4,58 từ ngày 01/01/2015, hệ số khu vưc 0,1 và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989. Tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP vào thời điểm tháng 2/2017(53 tuổi). Nhờ luật sư tính hộ tôi tiền trợ cấp và số tiền lĩnh lương hưu được bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, điều kiện nghỉ hưu sớm theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
Khoản 1, Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định về đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế.
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện về hưu sớm. Ngoài việc là đối tượng thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm bạn còn cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
“Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên…”.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn sinh ngày 08/02/1964, đến thời điểm ngày 8 tháng 2 năm 2017 thì bạn tròn 53 tuổi. Do đó, căn cứ điều kiện về độ tuổi thì bạn đáp ứng được điều kiện về độ tuổi để nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Thứ hai, chế độ trợ cấp, cách tính lương hưu sau khi nghỉ việc
Theo thông tin bạn trình bày, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/1989, tính đến thời điểm tháng 2/2017 thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 27 năm 5 tháng. Nếu bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP bạn được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Tại Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Căn cứ theo quy định trên, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn như sau:
– 15 năm đầu = 45%.
– 12 năm 5 tháng còn lại, mỗi năm tính thêm 3% đối với nữ = 12 x 3% = 36%
Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 81%, tuy nhiên mức tối đa bằng 75% do đó mức lương hưu hàng tháng bạn được hưởng là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
7. Điều kiện nghỉ hưu đối với giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia, cho phép tôi xin hỏi nội dung sau: Tôi có vợ là giáo viên viên mầm non – Sinh năm 1975 – Đã công tác được 21 năm – Bậc 11 – Hệ số 3,86 – Mã ngạch: 15.115 (đóng bảo hiểm đủ 21 năm). Nay vợ tôi có nhu cầu muốn về hưu thì có đủ điều kiện không? Nếu được thì sẽ hưởng lương hưu khoảng bao nhiêu %? và khi về muốn tiếp tục đóng bảo hiểm có được không? Rất mong Quý Công ty tư vấn giúp và xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Các thông tin bạn cung cấp bao gồm:
– Vợ bạn là giáo viên viên mầm non
– Sinh năm 1975
– Đã công tác được 21 năm
– Bậc 11 – Hệ số lương 3,86 – Mã ngạch: 15.115
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ muốn nghỉ hưu thì phải đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Nếu vợ bạn sinh năm 1975 đến nay chưa đủ 55 tuổi, nghề nghiệp giáo viên thì cũng không thuộc trường hợp nặng nhọc độc hại và bạn cũng không nhắc đến trường hợp vợ bạn bị suy giảm khả năng lao động thì vợ bạn chưa đủ điều kiện nghỉ hưu mặc dù công tác đóng bảo hiểm 21 năm.
Vợ bạn chỉ được nghỉ hưởng chế độ hưu trí khi:
– Vợ bạn 55 tuổi, đóng đủ 20 năm bảo hiểm trở lên
– Trường hợp không đủ 55 thì phải đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
– Vợ bạn đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
Nếu không thuộc trường hợp nào nên trên thì vợ bạn chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, vợ bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau:
+ Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
+ Tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội khi đủ 55 tuổi.
+ Chờ tuổi hưởng lương hưu với thời gian đóng bảo hiểm là 21 năm.
8. Điều kiện để giáo viên tiểu học nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Lê Thị Châm Sinh ngày 10/12/1968 là giáo viên Tiểu học tôi đóng bảo hiểm tháng 10/1989, bậc lương hiện tại là 4,58 từ ngày 1/1/2015, hệ số khu vực 0,2. Hiện nay tôi muốn nghỉ hưu theo Nghị định 108 thì làm hồ sơ vào thời kì nào? Và tiền trợ cấp, lương hưu là bao nhiêu??
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn sinh ngày 10/12/1968, là giáo viên Tiểu học tôi đống bảo hiểm tháng 10/1989. Như vậy, tính đến tháng 10/12//2017, bạn mới đủ 49 tuổi và tính đến tháng 8/2017, bạn đóng bảo hiểm được 27 năm 10 tháng. Trong trường hợp này, bạn muốn nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP, bạn phải nằm trong các đối tượng được tinh giản biên chế và phải đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm bạn còn cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
“2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/1989, tính đến thời điểm tháng 8/2017 thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 27 năm 10 tháng đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ đủ 20 năm trở lên. Còn về độ tuổi thì bạn nêu đến ngày 10/12/2017 thì bạn mới đủ 49 tuổi. Do đó, căn cứ theo quy định trên thì bạn chưa đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi. Trong trường hợp này bạn phải chờ đến tháng 12/2018 bạn đủ 50 tuổi thì bạn mới đáp ứng được điều kiện về độ tuổi để nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Như vậy, để nghỉ hưu theo diện tính giản biên chế bạn phải chờ đến tháng 12/2018 khi đó bạn mới đáp ứng các điều kiện để về hưu sớm.
Về chế độ trợ cấp, cách tính lương hưu sau khi nghỉ việc trong trường hợp bạn về hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
– Được nhận lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ vào Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức lương hưu hàng tháng.
Như đã nêu trên thì tính đến tháng 12/2018 bạn mới đủ điều kiện nghỉ hưu theo tinh giản biên chế. Do đó, nếu bạn vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì tính đến tháng 12/2018, bạn đóng được 29 năm 4 tháng. Căn cứ theo quy định trên thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn như sau: 15 năm đầu = 45%, 14 năm còn lại, mỗi năm tính thêm 2% đối với nữ = 14 x 2% = 28%, 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm = 0.5 x 2%= 1%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 74%. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng bạn được nhận là 74% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Ở đây bạn đóng được 29 năm 4 tháng bảo hiểm xã hội thì trong 20 năm đầu công tác, bạn sẽ được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 29, bác có 9 năm 4 tháng đóng tương ứng với 9 x 1/2 tháng = 4,5 tháng tiền lương.
– Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 54
Về trình tự thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan tổ chức phải tuyên truyền phổ biến chính sách tinh giản biên chế, sau đó phải xây dựng phương án, lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế. Về trình tự xây dựng phương án tinh giản biên chế được quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
– Người đứng đầu rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
– Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
– Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng: trong đó, có nội dung lập danh sách tinh giản biên chế
Khi xây dựng phương án xong thì cơ quan có trách nhiệm lập danh sách tinh giản: Chậm nhất là ngày 1/11 năm trước liền kề, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên biên chế để giải quyết 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 01 tháng 5 hàng năm các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền. Sau ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề hoặc sau ngày 01 tháng 5 hàng năm, nếu Bộ, ngành, địa phương không gửi danh sách tinh giản biên chế thì không thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.