Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được ghi nhận là một quyền lợi của người lao động. Điều kiện, trình tự thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được ghi nhận là một quyền lợi của người lao động khi điều trị ốm đau mà sức khỏa chưa hoàn toàn hổi phục thì sẽ được hưởng tiếp một khoảng thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại nhà hoặc tại cơ sở tập trung. Đây là nhu cầu thiết yếu đối với người ốm đau để họ có điều kiện hồi phục một cách tốt nhất, đặc biệt đối với người lao động, sức khỏe là điều kiện cơ bản nhất giúp họ tham gia vào hoạt động lao động sản xuất. Đồng thời, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là một chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thu nhập và hỗ trợ chi phí cho người lao động phải tạm thời nghỉ việc để dưỡng sức theo quy định của pháp luật.
1. Tính thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan em có chị xin nghỉ ốm từ ngày 14/3/2016 đến hết ngày 25/3/2016. Tuy nhiên, giấy ra viện của chị ghi ngày nhập viện là 14/3/2016, ngày ra viện là 21/3/2016 ( ngày 19 và 20 là ngay t7 chủ nhật). Vậy chị ấy được hưởng chế độ ốm đau là bao lâu? Chị ấy có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe không và nếu có thì cần những thủ tục gì ạ??
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 26
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Chị bạn xin nghỉ ốm từ ngày 14/3 đến ngày 25/3. Trong khi giấy ra viện ghi ngày 14/3-21/3. Trong đó, ngày 19, 20 là ngày thứ 7 và chủ nhật. Nghĩa là hai ngày trên chị của bạn không được tính vào ngày nghỉ ốm, chị của bạn sẽ được nghỉ thêm hai ngày so với thời hạn. Thời hạn nghỉ ốm đau trong trường hợp này là thời gian bạn xin người sử dụng lao động nghỉ (nghĩa là bao gồm thời gian ở trong viện và thời gian bạn ở nhà). Tức là số ngày nghỉ ốm của chị bạn là 9 ngày. Với từng trường hợp ở trên, thời gian nghỉ ốm còn lại như sau:
Trường hợp được nghỉ ốm 30 ngày thì chị của bạn còn được nghỉ thêm 21 ngày.
Trường hợp nghỉ ốm 40 ngày thì chị của bạn còn được nghỉ thêm 31 ngày.
Trường hợp nghỉ ốm 60 ngày thì chị của bạn còn được nghỉ thêm 51 ngày.
Căn cứ vào Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Do đó, nếu chị của bạn trong vòng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
2. Có hai thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ ốm đau không
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em có 2 thẻ bảo hiểm y tế gia đình và lao động. Em tính sử dụng thẻ gia đình để khám và chữa bệnh. Vậy khi nộp giấy xuất viện và giấy xin thanh toán bảo hiểm xã hội mẫu C65 về cơ quan em đang công tác, em có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm đau ốm.
Theo bạn trình bày, bạn đi khám và chữa bệnh tại bệnh viện. Do đó nếu bạn bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của bệnh viện bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. Pháp luật không bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau phải sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người lao động khi đi khám, chữa bệnh. Vì vậy việc bạn có hai thẻ bảo hiểm y tế, một thẻ của thành viên hộ gia đình, một thẻ của người lao động và khi đi khám, chữa bệnh bạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của thành viên hộ gia đình để hưởng quyền lợi không ảnh tới việc bạn hưởng chế độ ốm đau.
Như vậy trong trường hợp này khi nộp giấy xuất viện và giấy xin thanh toán bảo hiểm xã hội mẫu C65 về cơ quan bạn đang công tác, bạn vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Cha có được hưởng chế độ khi con ốm đau không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi về vấn đề nghỉ bảo hiểm của cha mẹ khi con bị bệnh, em gặp trường hợp như sau: Con em 9 tháng tuổi và thỉnh thoảng hay đau yếu phải nằm viện. Hai vợ chồng em đều làm công ty có BHXH. Lúc 7 tháng, bé có nhập viện 2 lần , nằm hết 14 ngày . Sau đó em có nghỉ BH mẹ nuôi con thêm vài ngày nữa, đến thời điểm hiện tại thì em đã nghỉ chế độ mẹ nghỉ nuôi con hết 20 ngày luật cho phép. Công ty em vẫn giải quyết BH đàng hoàng. Nhưng hôm nay, con em tiếp tục nhập viện, nhưng do em đã hết chế độ nghỉ hưởng BH vậy chồng em có được hưởng BH cha nghỉ nuôi con hay không? ( chồng em làm khác công ty, chồng em làm công ty Cao su của nhà nước) và nếu được nhưng cty của chồng em không giải quyết thì em phải làm thế nào để được hưởng quyền lợi? Rất mong được sự tư vấn của công ty.?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 27,
Như vậy, chồng chị cũng được nghỉ chế độ khi con ốm đau là 20 ngày.
Ngoài ra, đối với chị, để được nghỉ thêm thì chị có thể xin nghỉ hằng năm.
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Khi nghỉ hằng năm thì chị vẫn được hưởng lương trong những ngày nghỉ này. Hoặc chị cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cho phép chị nghỉ không lương nếu người sử dụng lao động đồng ý.
4. Chế độ ốm đau cho người lao động mắc bệnh dài ngày
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công nhân cao su bị tai biến mạch máu não, bị bại liệt tay chân bên phải không làm được gì cả, tuổi năm nay 46 tôi muốn được nghỉ để hưởng trợ cấp bhxh ốm đau được không? Thủ tục như thế nào mục được hưởng bao nhiêu với hệ số là 3,27?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 3
Theo như bạn trình bày, bạn mắc bệnh tai biến mạch máu não, di chứng là bị liệt nửa người, nếu bạn thuộc trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Mặt khác, do bạn bị mắc bệnh tai biến mạch máu não, và di chứng là bị liệt nửa người thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định theo Thông tư 46/2016/TT-BYT do đó thời gian bạn được hưởng chế độ ốm đau theo quy định Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Luật sư
Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày”.