Hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải thực hiện nghĩa vụ khai báo hải quan và nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy đình. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định cả những trường hợp được miễn giảm, hoàn, hoặc truy thu thuế. Vậy chế độ miễn giảm, hoàn, truy thu thuế xuất nhập khẩu được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ miễn thuế xuất nhập khẩu:
Căn cứ theo Điều 16
– Chế độ này sẽ chỉ được áp dụng đối với những loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam; quyền ưu đãi hay miễn trừ này sẽ phải nằm trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
– Pháp luật cũng tạo điều kiện cho việc miễn thuế xuất nhập khẩu khi tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại;
Lưu ý: Những tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế thì cá nhân chịu mức nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
– Khi xuất nhập cảnh các hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới thì cũng được miễn thuế;
Lưu ý: Đối với trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;
– Bên cạnh đó, phải kể đến những loại hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ghi nhận theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Chế độ miễn thuế cũng được thực hiện với hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu;
– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu;
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
– Cùng với đó, kể đến các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
– Theo quy định thì những mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước cũng thuộc trường hợp miễn thuế. Bạn đọc có thể tham khảo tất cả các loại hàng hóa được quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu nhập khẩu;
– Khi làm thủ tục để hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định;
– Xét về mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa mà thấy rằng các hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;
– Những đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư quy định trong khoản 11 Điều 15 thì hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cũng sẽ miễn thuế;
– Liên quan đến thực vật, cây trồng: thì với các giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Phải kể đến các nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đồng thời, Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất cũng nằm trong trường hợp này;
– Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được quy định trong khoản 15 Điều 15;
– Tất cả các dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế được quy định trong khoản 16 Điều 15;
– Quy định cả về những loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền;
– Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường quy định trong khoản 19 Điều 15;
– Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục;
– Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ;
– Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được khi làm thủ tục xuất nhập khẩu cũng sẽ được xem xét thực hiện miễn thuế;
– Cuối cùng là các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
2. Chế độ giảm thuế xuất nhập khẩu:
Hiện nay, nội dung thể hiện về quy định giảm thuế xuất nhập khẩu đang được quy định tại Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:
– Trong trường hợp cá nhân tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế vì tổn thất này;
Tùy từng trường hợp khác nhau thì mức giảm thuế sẽ được áp dụng, thông thường mức bồi thường tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế;
– Mặc dù nằm trong trường hợp được miễn thuế nhưng vẫn phải thực hiện các thủ tục giảm thuế, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu:
Hoàn thuế xuất nhâpj khẩu có thể được hiểu đơn giản là việc cơ quan Thuế hoặc đơn vị có thẩm quyền hoàn lại thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp nộp số thuế nhiều hơn số thuế xuất nhập khẩu phải nộp hoặc không phải nộp thuế. Hiện nay, có các trường hợp sau đây sẽ được hoàn thuế:
– Trường hợp đầu tiên cần nhắc đến là người nộp thuế đã hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
– Nếu nhận thấy cá nhân nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tiến hành việc tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
– Đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
– Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất mà người nộp thuế đã nộp thuế, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan;
Lưu ý: Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Theo quy định thì cá nhân sẽ không được hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
– Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
4. Khi nào tiến hành việc truy thu thuế xuất nhập khẩu:
Căn cứ quy định khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có đề cập đến thời điểm tiến hành truy thu thuế:
– Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
– Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
THAM KHẢO THÊM: