Chế độ mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Thủ tục giải quyết chế độ mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Để góp phần đền đáp những công lao to lớn, cũng như những hi sinh một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào gọi chung là đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhà nước ta đã thực hiện các chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Những đối tượng được quy định theo
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền thường tiếp nhận và xử lý thủ tục giải quyết chế độ mai táng phí đảm bảo đúng theo
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được hưởng mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng theo
+ Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
+ Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
+ Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.
2. Hồ sơ, trình tự giải quyết chế độ trợ cấp
a. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng có xác nhận của Chính quyền địa phương nơi cư trú.
– Giấy chứng tử (Bản sao).
– Giấy uỷ quyền nhận chế độ mai táng phí đối với trường hợp đối tượng từ trần có nhiều con hoặc không còn thân nhân chủ yếu .
– Công văn đề nghị của UBND cấp xã (Bản chính)
– Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện kèm theo danh sách đối tượng hưởng chế độ mai táng phí.
b. Trình tự thủ tục hưởng chế độ.
– Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi người có công cư trú.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ các giấy tờ có trong hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ công chức phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
– Thân nhân đối tượng chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp cho UBND cấp xã. UBND cấp xã xét duyệt hồ sơ, lập danh sách đối tượng, tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội).
– Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: xét duyệt hồ sơ, lập danh sách đối tượng, tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp; nộp kèm hồ sơ của đối tượng tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
– Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận, thụ lý hồ sơ trình Giám đốc quyết định.
3. Chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
a. Chế độ về bảo hiểm y tế.
Căn cứ Công văn số 7114/BYT-BH ngày 19/10/2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia , giúp nước bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng (gọi chung là BHXH tỉnh) một số nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg như sau:
+ Mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là KC; mã quyền lợi 7; nếu đối tượng có Huân Huy chương kháng chiến thì được đổi mã quyền lợi lên mức 2. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.
+ Mức đóng BHYT: Bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung do ngân sách địa phương đảm bảo. Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập danh sách và lập dự toán ngân sách đóng BHYT cho đối tượng; cơ quan tài chính địa phương chuyển tiền đóng BHYT theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
+ Mức hưởng BHYT: Thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế, cụ thể: Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.
Yêu cầu BHXH tỉnh phối hợp với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan tài chính triển khai thực hiện; nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo kịp thời về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết.
b. Chế độ mai táng phí.
Kinh phí thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí do ngân sách địa phương đảm bảo. Khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. Mức hưởng mà người lo mai táng được hưởng sẽ bằng theo quy định tại khoản 2, Điều 66
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi chút về chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2011. Số đối tượng đã từ trần, đã làm hồ sơ, đã có quyết định được nhận tiền chi trả là 3.600.000 đồng. Số đối tượng này có được làm hồ sơ hưởng mai táng phí không vì trong quyết định nói chung chung, tôi chưa hiểu lắm?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp mai táng phí như sau:
“Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.”
Theo quy định này thì chế độ mai táng này sẽ do người lo mai táng cho người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Mức hưởng mà người lo mai táng được hưởng sẽ bằng: “ 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.” theo quy định tại khoản 2, Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Số đối tượng được hưởng chế độ mai táng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2011 muốn được hưởng chế độ này thì trong hồ sơ xin hưởng chế độ mai táng phí phải có giấy tờ được quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT –BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:
– Làm bản khai theo mẫu quy định;
– Nộp cho Trưởng thôn, xóm, ấp, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, gồm: 01 bản khai cá nhân theo mẫu 1A (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT –BQP-BLĐTBXH-BTC (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của bản thân.
Luật sư tư vấn chế độ mai táng phí theo Quyết định 62: 1900.6568
+ Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần, gồm: 01 bản khai theo mẫu 1B hoặc 1C (bản chính); một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền, nếu có).
– Nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú theo thời gian quy định.
Như vậy, người lo mai táng cho người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg mà từ trần thì thân nhân lo mai táng sẽ được hưởng chế độ mai táng và khi làm hồ sơ hưởng chế độ phải có các giấy tờ chứng minh họ đủ điều kiện hưởng chế độ mai táng.