Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên tàu biển
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và điều chỉnh chế độ lao động thuyền viên làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu chung, bao gồm các chế định cơ bản như điều kiện làm việc của thuyền viên Việt Nam trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế, về hợp đồng lao động, về chế độ lao động thuyền viên. Vậy chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên tàu biển được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên tàu biển”
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
+ Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Chế độ làm việc và quyền lợi của thuyền viên tàu biển.
– Theo quy định Điều 50 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định, theo đó, thuyền bộ được hiểu là thuyền viên thuộc định biên của tàu bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
– Theo quy định tại
– Theo quy định của luật hàng hải quốc tế thì mỗi tàu biển phải bố trí thuyền viên đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn ngành nghề để đảm bảo an toàn hàng hải và khai thác kinh tế con tàu, phù hợp với mục đích sử dụng của nó. Luật hàng hải quốc tế cũng cho phép quốc gia mà tàu mang quốc tịch được quy định số lượng thuyền viên làm việc trên một con tàu, số lượng định biên đó phụ thuộc vào cỡ tàu và mức độ hiện đại của tàu. Tuy nhiên, số lượng đó không được vượt quá số người mà một xuồng cứu sinh có thể chứa được. Luật hàng hải quốc tế cũng cho phép quốc gia có cảng kiểm tra bất cứ tàu nào liên quan đến định biên an toàn, cũng như giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền viên, nếu tàu vi phạm sẽ không được rời cảng.
– Ở Việt Nam, nếu muốn trở thành Thuyền trưởng, phải trải qua các giai đoạn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành hàng hải (4,5 năm); làm việc trên tàu với chức danh thực tập hay tương đương thủy thủ thường (ít nhất là 12 tháng); làm hồ sơ xin dự thi Sỹ quan mức vận hành sau khi cập nhật thêm một số chứng chỉ theo quy định. Khi có bằng chuyên môn là sĩ quan vận hành, bạn có thể xuống tàu công tác với chức danh là Sĩ quan boong (Thuyền phó 3, Thuyền phó 2) ít nhất là 2 năm mới được về đăng ký học và thi lên Sĩ quan quản lý. Sau khi có bằng Sĩ quan quản lý, thuyền viên đó có thể được điều động đảm nhiệm chức danh Thuyền phó nhất trên tàu. Nếu công tác tốt và có khả năng đảm đương được chức danh Thuyền trưởng thì cơ quan chủ khoản sẽ làm công văn đề nghị cục hàng hải đổi từ bằng Sĩ quan mức quản lý lên bằng Thuyền trưởng.
* Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên:
– Tại Điều 61 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên, theo đó, chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Khi thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu về việc rời tàu biển và trong trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương theo quy định của pháp luật.
– Tại Điều 62 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng lao động của thuyền viên, theo đó:
– Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động thuyền viên là thỏa thuận giữa chủ tàu (chủ tàu là người sở hữu một con tàu hoặc một tổ chức, một cá nhân làm quản lý, đại lý hoặc thuê tàu) và thuyền viên (thuyền viên là bất kỳ người nào được tuyển dụng hoặc thuê hoặc làm việc theo bất kỳ khả năng nào trên một tàu áp dụng Công ước MLC) về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc trên tàu, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động trên tàu trong thời gian xác định hoặc không xác định, trong 1 chuyến hoặc nhiều chuyến tàu cụ thể.
– Hợp đồng lao động thuyền viên khác với hợp đồng lao động bình thường, hợp đồng lao động thuyền viên quy định rất rõ giới hạn lao động của thuyền viên, nơi làm việc của thuyền viên là trên tàu; phạm vi lao động dịch vụ của thuyền viên rất rõ ràng, để đảm bảo an toàn hành trình và các thao tác khác trên tàu, mỗi thuyền viên đều đảm nhận một vị trí nhất định và chỉ cần hoàn thành công việc đấy là được. Lao động thuyền viên phải chấp hành sự chỉ huy của thuyền trưởng, vì thuyền trưởng là người phụ trách cao nhất trên tàu; mọi sỹ quan, thuyền viên phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng, bao gồm cả mệnh lệnh điều hành công việc lao động của thuyền viên.
–
– Điều chỉnh các quan hệ hợp đồng lao động thuyền viên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu căn cứ vào bộ luật lao động được ban hành năm 2012. Chế định hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật này trở thành căn cứ để điều chỉnh các quan hệ lao động nói chung, trong đó có quan hệ lao động thuyền viên. Tuy nhiên, những quy định này không đủ để điều chỉnh quan hệ mang tính chất rất đặc thù của quan hệ lao động thuyền viên (quan hệ giữa chủ tàu và thuyền viên).
– Quan hệ lao động thuyền viên còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hàng hải 2015, là bộ luật mang tính chất chuyên ngành nên các quan hệ về lao động thuyền viên phải được ưu tiên sử dụng quy định trong luật hàng hải. Ngoài ra, quan hệ lao động giữa chủ tàu và thuyền viên còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết.
– Các quy định về điều kiện làm việc: Thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển thường xuyên phải sống và làm việc trong các môi trường khó khăn như sự thay đổi khí hậu, thời tiết khi tàu hành trình qua các vùng khí hậu khác nhau, múi giờ khác nhau; tác động từ hàng hóa chuyên chở; điều kiện vệ sinh phòng ở, vệ sinh thực phẩm; các điều kiện làm việc khác như nhiệt độ cao của buồng máy, tiếng ồn, mức độ rung, tác hại của sóng điện từ thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép và kéo dài liên tục 24/24 giờ qua nhiều ngày đã ảnh hướng tới điều kiện làm việc chung của thuyền viên. Bên cạnh đó, những tác động về các điều kiện khách quan như hoạt động đơn điệu trong suốt hành trình, thiếu thông tin và các phương tiện giải trí cũng cộng hưởng để tạo ra những biến đổi nhất định về sức khỏe và chất lượng lao động của thuyền viên.
– An toàn lao động, vệ sinh lao động là một trong những vấn đề được pháp luật lao động quy định chi tiết và chặt chẽ, đó là các bên tham gia hợp đồng không được tự thỏa thuận với nhau về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đây là các yếu tố bắt buộc người sử dụng lao động phải đáp ứng ở mức độ tối thiểu nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động (yếu tố pháp luật cùng với sự tham gia quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm và bảo vệ cho người lao động).
– Theo quy định của pháp luật, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải được: cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng, thời hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền làm thêm giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác.
– Chế độ tiền lương của thuyền viên: Do tính đặc thù lao động trên biển, mức lương làm việc trên tàu phải cao hơn so với mức lương công việc tương tự trên đất liền. Đây là cách làm phổ biến trên thế giới, Việt Nam cũng có quy định tương tự như vậy. xét về tính đặc thù lao động trên biển, kết hợp với mức lương lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế nước ngoài và mức lương thuyền viên trên thế giới, lập ra số tiền lương thấp nhất của thuyền viên phù hợp với tinh hình kinh tế nhà nước và mức sinh hoạt của nhân dân. Việt Nam hiện nay có cách tính lương thấp nhất của công việc phổ thông, nhưng chưa có mức lương thấp nhất cho thuyền viên. Nếu áp dụng mức lương thấp nhất như lao động phổ thông thì mức lương đó không phù hợp với đặc tính rủi ro nghiêm trọng của công việc trên biển, càng có sự khác biệt với mức lương của thuyền viên quốc tế.
– Nội dung Bộ luật lao động Việt Nam và Bộ luật Hàng hải, không thể bao hàm được các quan hệ lao động đặc thù , đặc biệt là lao động thuyền viên. Trên thực tế chủ sử dụng lao động (bên trả lương) luôn ở vị thế chủ động, còn người lao động luôn ở vị thế yếu thế hơn nên khó đảm bảo quyền lợi của lao động. Thời gian qua vấn đề nợ lương thuyền viên khá nghiêm trọng đã chứng minh rõ điều này. Dùng hình thức pháp luật quy định thời gian trả lương thuyền viên, quy định đối với việc không trả lương theo đúng thời gian quy định sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp luật, như vậy có tác dụng bảo vệ lợi ích hợp pháp của thuyền viên.
– Trong trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó. Bên cạnh đó, chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký kết.