Theo quy định của pháp luật, có một số người lao động không phải chịu các điều kiện về thời gian làm việc hoặc thời gian nghỉ ngơi, với người lao động bình thường, đó là nhóm người lao động thực hiện các công việc có tính chất đặc biệt. Vậy chế độ làm việc của người lao động làm công việc tính chất đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ làm việc của người làm công việc tính chất đặc biệt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt. Theo đó:
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, giao thông vận tải đường thủy, giao thông vận tải đường bộ, giao thông vận tải đường hàng không; công việc thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; các công việc khác làm việc trên biển; làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kĩ thuật bức xạ và sử dụng kĩ thuật hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; trong lĩnh vực tin học, công nghệ sinh học; làm việc trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại; làm công việc thiết kế công nghiệp; công việc của các thợ lặn chuyên nghiệp; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất kinh doanh có tính chất thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng; công việc bắt buộc phải trực 24/24 giờ trong một ngày; công việc có tính chất đặc biệt khác theo quy định cụ thể của Chính phủ, thì các Bộ, ban ngành quản lý sẽ thực hiện thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi có sự bàn bạc, thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, đồng thời cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 109 của
Theo đó, chế độ làm việc của người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:
-
Người lao động làm việc theo giờ làm căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 từ 06 giờ trở lên thì người lao động đó sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút liên tục, trong trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì người lao động đó sẽ được nghỉ 45 phút liên tục;
-
Trong trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì người lao động đó sẽ có thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc;
-
Ngoài thời gian nghỉ nêu trên, người sử dụng lao động cần phải bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao, và ghi rõ vào
nội quy lao động của doanh nghiệp
2. Người làm công việc có tính chất đặc biệt gồm những công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có quy định về một số công việc có tính chất đặc biệt về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Theo đó:
-
Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật lao động năm 2019, các công việc có tính chất đặc biệt về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi bao gồm: Các công việc phòng chống thiên tai, phòng chống hỏa hoạn và phòng chống dịch bệnh; các công việc trong lĩnh vực thể dục thể thao; sản xuất thuốc hoặc sản xuất vắc xin sinh phẩm; công việc liên quan đến hoạt động vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các loại công trình khí khác;
-
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là chủ thể có thẩm quyền quy định cụ thể về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính chất thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng;
-
Các Bộ, ban ngành quản lý là các cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt được quy định cụ thể tại Điều 116 của Bộ luật lao động năm 2019 và các công việc được liệt kê tại khoản 1 Điều 68 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Như vậy, có thể kể tên các công việc có tính chất đặc biệt về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi như sau:
-
Các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy và vận tải đường hàng không;
-
Công việc liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển, các công việc khác làm trên biển;
-
Các công việc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
-
Các công việc có sử dụng kĩ thuật bức xạ hoặc sử dụng kĩ thuật hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần;
-
Các công việc trong lĩnh vực tin học, lĩnh vực công nghệ thông tin, liên quan đến hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, liên quan đến hoạt động thiết kế công nghiệp;
-
Công nghiệp của các thợ lặn, công việc trong hầm lo;
-
Các công việc sản xuất kinh doanh có tính chất thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng;
-
Công việc thường xuyên phải trực với thời gian 24/24 giờ;
-
Các công việc phòng chống thiên tai, phòng chống hỏa hoạn và phòng chống dịch bệnh;
-
Các công việc trong lĩnh vực văn hóa thể dục thể thao;
-
Sản xuất thuốc và sản xuất vắc-xin sinh phẩm;
-
Hoạt động vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí khác.
3. Người làm công việc tính chất đặc biệt có bắt buộc phải làm tối đa 8 giờ/ngày không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về thời gian làm việc bình thường của người lao động. Theo đó:
-
Thời gian làm việc bình thường của người lao động sẽ không vượt quá 08 giờ trong một ngày và không vượt quá 48 giờ trong một tuần;
-
Người sử dụng lao động sẽ có quyền quy định cụ thể về thời gian làm việc của người lao động theo ngày hoặc thời gian làm việc theo tuần, tuy nhiên cần phải thông báo cho người lao động biết về thời gian làm việc của mình. Trong trường hợp phân công người lao động làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường của người lao động đó sẽ không vượt quá 10 giờ trong một ngày và không vượt quá 48 giờ trong 01 tuần;
-
Nhà nước hiện nay khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc không vượt quá 40 giờ đối với người lao động;
-
Người sử dụng lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm giới hạn thời gian làm việc của người lao động, bảo đảm thời gian tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể quy định về thời gian làm việc theo giờ, làm việc theo ngày hoặc thời gian làm việc theo tuần đối với người lao động. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động quy định thời gian làm việc theo ngày thì thời gian làm việc tối đa trong 01 ngày của người lao động là không vượt quá 08 giờ, trong trường hợp người sử dụng lao động quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc tối đa trong 01 ngày của người lao động có thể là 10 giờ tuy nhiên đều phải bảo đảm không vượt quá 48 giờ/tuần.
Người lao động làm việc ngoài thời gian xác định lại thời gian làm việc bình thường theo quy định của pháp luật nêu trên, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động tại doanh nghiệp sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Việc người sử dụng lao động sử dụng những người lao động làm thêm giờ đều cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019.
Đồng thời, đối với những công việc có tính chất đặc biệt về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, sẽ cần phải tuân theo những quy định riêng mà không nhất thiết phải đảm bảo thời gian làm việc tối đa của người lao động trong một ngày là 08 giờ.
THAM KHẢO THÊM: