Pháp luật đã có quy định rất chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng đối với chế độ kế toán. Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, quy mô khác nhau sẽ có chế độ kế toán khác nhau. Cùng tìm hiểu về Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành?
Mục lục bài viết
1. Chế độ kế toán là gì?
Theo quy định tại Luật Kế toán năm 2015, chế độ kế toán là các quy định và hướng dẫn về một lĩnh vực hay một số công việc cụ thể của kế toán do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được ủy quyền ban hành.
Một trong những công việc của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng và nội dung để thực hiện công việc kế toán theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Như vậy có thể rút ra rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán đã đăng ký.
2. Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng những chế độ kế toán DN khác nhau.
Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ
Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.
a) Thông tin chung
Ngày ban hành: 28/12/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
b) Đối tượng áp dụng
– Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp được hướng dẫn theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a) Thông tin chung
– Ban hành ngày 26/08/2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017
– Thay thế
b) Đối tượng áp dụng
– Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
a) Thông tin chung
– Ban hành ngày 22/12/2014, có hiệu lực từ 05/02/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.
– Thông tư 200 thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo
b) Đối tượng áp dụng
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc, danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán, danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán, danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại điều 2 thông tư này.
a) Thông tin chung
– Ngày ban hành: 10/10/2017
– Ngày hiệu lực: 24/11/2017
b) Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành, tổ chức đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Xử lý hành chính vi phạm kế toán:
Hiện nay, trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế, các Đoàn kiểm tra thuế cũng thường quan tâm tới lĩnh vực kế toán và lập biên bản xử phạt hành chính khi Doanh nghiệp thực hiện sai quy định.Để hiểu rõ và đầy đủ về nội dung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Quý Bạn đọc cần nghiên cứu
3.1. Xử phạt về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức bộ máy kế toán; không bố trí người làm kế toán hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán theo quy định;
b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;
c) Bố trí người làm kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
d) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán hoặc không đăng ký kinh doanh theo quy định, cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;
b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
3.2. Xử phạt về chứng từ kế toán:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
3.3. Xử phạt về sổ kế toán:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổ kế toán theo quy định;
b) Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
c) Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định;
d) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khóa sổ kế toán;
đ) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị;
b) Giả mạo sổ kế toán;
c) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán;
d) Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị;
đ) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán
3.4. Xử phạt về tài khoản kế toán:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
3.5. Xử phạt về báo cáo tài chính:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;
c) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
d) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
đ) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
e) Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
h) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.
3.6. Xử phạt cá nhân thực hiện dịch vụ kế toán:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề kế toán nhưng không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không có Chứng chỉ hành nghề kế toán/kiểm toán (Chứng chỉ phải do Bộ Tài chính cấp);
c) Hành nghề kế toán không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kế toán;
d) Cá nhân hành nghề kế toán nhưng không có Chứng chỉ hành nghề kế toán/kiểm toán (Chứng chỉ phải do Bộ Tài chính cấp);
đ) Nhận làm thuê kế toán khi là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành, kể cả Kế toán trưởng của đơn vị kế toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính hoặc không đủ năng lực chuyên môn hoặc nhận làm thuê kế toán khi đơn vị kế toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ kế toán;
e) Cho thuê, cho mượn Chứng chỉ hành nghề kế toán.
9. Một số điểm lưu ý:
a) Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là: 2 năm
b) Mức xử phạt hành chính tối đa trong lĩnh vực kế toán:
Đối với cá nhân: 30.000.000 đ
Đối với doanh nghiệp: 60.000.000 đ.
c) Mức phạt tiền theo Nghị định 105/2013/NĐ-CP áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính.
d) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế toán:
Thanh tra viên tài chính;
Tránh thanh tra Bộ Tài chính;
Ủy ban nhân dân các cấp;
4. Mức xử lý hình sự vi phạm luật kế toán mới nhất:
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung thêm vi phạm quy định về kế toán. Đó là người vi phạm có thể bị phạt đến 20 năm tù.
Theo đó, Bộ luật Hình sự mới dành riêng 01 Điều để quy định về Tội vi phạm quy định. Về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây. Mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng. Nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo 176 quy định của Luật Kế toán.
+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên. Nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi.
+ Có tổ chức.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thiệt hại 1.000 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định. Từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Kế toán năm 2015.