Chế độ hưu trí đối với đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như thế nào.
Thứ nhất, Đối với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 3, Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:
– Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
– Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm. ( Điều 3, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)
Thứ hai, Đối với đối tượng trước khi tham gia đóng BHXH tự nguyện có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 5, Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại cácKhoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
– Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trừ đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
Chế độ hưu trí đối với đối tượng trên được quy định tại Điều 4, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
– Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ khoản 4, Điều 5, Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì cách tính mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được tính theo công thức sau:
Luật sư
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội | = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | x | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | + | Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | |||||
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | + | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cách xác định như sau:
+Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;
+ Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t | Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Trong đó:
– t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như trên nhưng trong đó thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ hưu trí hàng tháng trong bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 2 2. Quy định về sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
- 3 3. So sánh bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung
- 4 4. Đóng bảo hiểm tự nguyện thời gian còn lại để hưởng chế độ hưu trí
- 5 5. Khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được tính vào chi phí
1. Chế độ hưu trí hàng tháng trong bảo hiểm xã hội tự nguyện
Về đối tượng áp dụng, Điều 69 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định đối tượng áp dụng chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lào động quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Luật này”. Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí hàng tháng trong bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; Cán bộ không chuyên trách cấp xã; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; Người lao động tự tạo việc làm; Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; Người tham gia khác. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện rộng hơn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân tham gia bảo hiểm, đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của người dân cũng như ý chí, nguyện vọng của họ.
Để được hưởng chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, những đối tượng đã được nêu trên cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian nêu trên, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho đến khi đủ 20 năm (Điều 71 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, Điều 9 Nghị định 190/2007/NĐ-CP).
Quy định này của pháp luật đã tạo điều kiện tối đa cho những người không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng sẽ vẫn được hưởng chế độ hưu trí cũng như người đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đủ năm tham gia Bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí dài hạn. Từ đó có thể giúp cho họ đảm bảo cuộc sống tốt hơn sau khi hết tuổi lao động.
Do được thiết kế tương tự như chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nên mức lương hưu hằng tháng trong chế độ hưu trí tự nguyện cũng sẽ được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người đủ điều kiện hưởng lưu hưu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 190/2007/NĐ-CP thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 1%. Khác với chế độ bảo hiểm bắt buộc, việc tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào cách thức trả lương, còn chế độ bảo hiểm tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính cho toàn bộ thời gian.
2. Quy định về sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
1. Khái niệm sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC, BHHTTN được xác định là “sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động”.
Cũng tương tự như bảo hiểm hưu trí thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội, người được bảo hiểm chỉ được nhận quyền lợi hưu trí khi đạt đến độ tuổi nhất định và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. Mặc dù là một sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng BHHTTN không phải là một loại hình bảo hiểm xã hội và hoàn toàn tách bạch với bảo hiểm xã hội. Có nghĩa là một cá nhân có thể vừa tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ trong đó có chế độ hưu trí, vừa mua BHHTTN để có thêm thu nhập khi nghỉ hưu.
Việc kinh doanh sản phẩm BHHTTN do doanh nghiệp thực hiện, chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật kinh doanh bảo hiểm.
Có thể thấy, pháp luật đã tạo điều kiện cho những người chưa có bảo hiểm xã hội và cả những người đã có bảo hiểm xã hội nhưng muốn có thêm nguồn thu nhập để đảm bảo cho thời gian hưu trí.
2. Hình thức sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Về hình thức sản phẩm, BHHTTN bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định.
Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động thì bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm (theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC, BHHTTN).
Về bản chất, bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một loại sản phẩm tài chính mà người lao động, chủ lao động có thể tham gia đóng góp tiền tiết kiệm theo định kỳ vào các sản phẩm hưu trí. Người lao động sẽ được nhận chi trả từ quỹ khi đến tuổi nghỉ hưu. Số tiền hưu trí mà mỗi cá nhân được hưởng phụ thuộc vào tổng số tiền đóng góp của cá nhân và tổ chức đó và hiệu quả đầu tư vốn của quỹ hưu trí tự nguyện.
3. Vai trò của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Đối với người tham gia đóng góp, bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ giúp người lao động cải thiện khả năng tài chính để có cuộc sống tốt hơn sau khi được đáp ứng nhu cầu tối thiểu bởi quyền lợi theo chế độ BHXH và có thể chủ động đối phó với các rủi ro phát sinh trong cuộc sống, ít phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hưu trí cơ bản; giảm gánh nặng cho các thế hệ lao động kế cận. Đặc biệt, thông qua việc quản lý bằng tài khoản cá nhân, người lao động có thể biết rõ thu nhập tương lai của mình, từ đó thúc đẩy động lực tiết kiệm.
Đối với người sử dụng lao động, việc tham gia BHHTTN sẽ nâng cao tổng lợi ích cho người lao động, góp phần đảm bảo tương lai cho người lao động, tạo động lực để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đặc biệt, đây là một cách để giữ chân các nhân tài; tiết kiệm chi phí thuế khi tham gia đóng góp vào BHHTTN. Việc đóng vào quỹ HTTN cũng chính là cách doanh nghiệp chia sẻ thành quả kinh doanh của mình đối với người lao động.
Đối với thị trường tài chính, lượng vốn hình thành từ các quỹ hưu trí tự nguyện sẽ gia tăng nguồn vốn đầu tư dài hạn trên thị trường vốn Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển về chiều sâu và mang tính bền vững của thị trường vốn. Ngoài ra, dòng vốn từ các quỹ hưu trí sẽ được tái đầu tư trở lại nền kinh tế, góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đối với nhà nước, xã hội, việc đa dạng hoá nguồn thu nhập của người nghỉ hưu sẽ giúp giảm các tác động xấu đối với xã hội khi có vấn đề với hưu trí cơ bản. BHHTTN ra đời cũng giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước và quỹ hưu trí cơ bản. Đồng thời, tạo nguồn lực dài hạn phát triển thị trường vốn, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
3. So sánh bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội (tự nguyện hoặc bắt buộc), có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, được quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Quỹ hưu trí bổ sung được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động và/hoặc người sử dụng lao động và sẽ được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ được Ban điều hành quỹ (gồm đại diện người lao động và chủ lao động) chỉ định.
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động. Quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí bảo hiểm và là tập hợp các tài khoản bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm.
Hai hình thức bảo hiểm này có những điểm giống nhau, đều tạo nguồn thu nhập cho cá nhân khi về nghỉ hưu, đều là đóng góp của người tham gia như một tài khoản cá nhân. Tài sản hình thành trên tài khoản này đều thuộc sở hữu của người tham gia bảo hiểm, có quyền sử dụng khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên về cơ bản, đây là hai hình thức bảo hiểm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất về nguyên tắc thực hiện: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm thương mại, do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho khách hàng, người tham gia đóng góp một cách tự nguyện. Trong khi đó, bảo hiểm hưu trí bổ sung không phải là một sản phẩm thương mại mà là một chính sách bảo hiểm xã hội của nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Người tham gia hình thức bảo hiểm này chỉ được tự nguyện ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ bắt buộc phải đóng.
Thứ hai, Đối tượng tham gia: Đối tượng tham gia BHHTTN là bất kì cá nhân người lao động, hoặc nhóm người lao động nào có nhu cầu (bảo hiểm hưu trí nhóm do chủ sử dụng lao động mua). Còn đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung bao gồm người lao động và người sử dụng lao động phải đang tham gia BHXH bắt buộc.
Thứ ba, mức đóng: Đối với bảo hiểm hưu trí tự nguyện, mức đóng góp sẽ phụ thuộc vào ý chí cá nhân hoặc chủ sử dụng lao động. Nhưng với bảo hiểm hưu trí bổ sung, tỷ lệ đóng góp quy định trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể và nằm trong giới hạn nhất định.
Thứ tư, lãi suất từ đầu tư tiến đóng bảo hiểm: Đối với BHHTTN, Công ty BH nhân thọ sẽ cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu tại hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, công ty BHNT có thể chia thêm lãi tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. Trong khi đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung, toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ chi trả cho người tham gia.
Thứ năm, thời gian tối thiểu sau khi ký hợp đồng hoặc làm việc tối thiểu để hưởng hưu trí: Đối với BHHTTN, Công ty bảo hiểm và người tham gia sẽ thỏa thuận. Đối với BHHTBS, thời gian làm việc tối thiểu để được hưởng 100% hưu trí bổ sung là 5 năm.
Dù là hai hình thức bảo hiểm hưu trí khác nhau, chịu sự điều chỉnh theo quy định pháp luật khác nhau, tuy nhiên, việc xây dựng hai hình thức bảo hiểm này là nhắm đến mục tiêu chung đó là tạo nguồn thu nhập ổn định cho người cao tuổi khi về hưu, đảm bảo an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng đối với người cao tuổi cho xã hội sau này.
4. Đóng bảo hiểm tự nguyện thời gian còn lại để hưởng chế độ hưu trí
Tóm tắt câu hỏi:
Dear công ty luật Dương Gia Tôi có một câu hỏi về bảo hiểm xã hội muốn hỏi quý cong ty là: Tôi là nữ Năm nay tôi 55 tuổi, đã đóng bảo hiểm được 14 năm. Mà quy định phải đóng bảo hiểm 20 năm mới được hưởng lương hưu. Còn 6 năm nữa tôi có thể đóng bảo hiểm tự nguyện được không. Xin chân thành cám ơn công ty?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo đó, người lao động là nữ có từ đủ 20 năm trở lên và đủ 55 tuối sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu. Trường hợp bạn đủ 55 tuổi và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nên không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Do vậy khi bạn nghỉ việc thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm trước đây.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:“4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Và theo khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”
Và sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức và phương thức đóng bảo hiểm của bác sẽ được thực hiện theo Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định phương thức đóng như sau:
“Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn đủ 55 tuổi, có 14 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì theo quy định khi bạn tham gia bảo hiểm tự nguyện đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng còn thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần (6 năm) cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Căn cứ Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Căn cứ tại Điều 26 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Bạn chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
5. Khoản chi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được tính vào chi phí
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư, Thông tư 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN quy định như sau:
“Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh.
…
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện:
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc”
Xin hỏi:
1/ Theo như quy định ghi như vậy thì “bảo hiểm xã hội tự nguyện” (Mua trong năm cho các tháng sau khi nghỉ việc. Khi còn làm việc thì đóng BHXH bắt buộc) được giảm trừ khi quyết toán thuế TNCN năm đó không? Hiểu như vậy có đúng không?
2/ Có văn bản/quy định nào khác nói rõ hơn việc này không?
Luật sư tư vấn:
Quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 1 trong các khoản được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 92/2015/TT-BTC:
“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.”
Luật sư tư vấn khoản giảm trừ thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:1900.6568
Theo quy định trên đối với khoản bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ chỉ được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân cho phần chi không vượt quá mức quy định là một triệu đồng theo quy định.
Khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong 1 năm, trường hợp người lao động có giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có giai đoạn đóng bảo hiểm tự nguyện do đã nghỉ việc thì cả 2 khoản bảo hiểm này đều được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi quyết toán.