Phạm nhân là gì? Phạm nhân trong Tiếng anh là gì? Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa của phạm nhân?
Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có và không bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện, bất hợp pháp bởi bất kỳ chủ thể nào. Vì vậy, quá trình chấp hành án, phạm nhân ngoài các quyền và lợi ích đã bị tước bỏ hoặc hạn chế thì các quyền con người khác của họ vẫn phải được tôn trọng và bảo đảm. Luật THAHS năm 2019 đã dành điều luật riêng – Điều 27 để quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, bao gồm khoản 1 (10 điểm từ điểm a đến điểm k) và khoản 2 (5 điểm từ điểm a đến điểm e). Trong đó có ghi nhận quyền “Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ”. Một trong quyền liên quan đến chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần. Trên cơ sở quyền này, Luật Thi hành án hình sự đã quy định cụ thể về chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa của phạm nhân và Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin chi tiết dưới đây.
Luật sư
1. Phạm nhân là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, phạm nhân là:“ Người có tội, người bị xử án và đang ở tù”. Còn trong Từ điển Luật học, khái niệm phạm nhân được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, phạm nhân là người đã bị
Tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật THAHS năm 2019 quy định, người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành, còn phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn và tù chung thân.
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy có hai dấu hiệu cơ bản để phân biệt phạm nhân với những đối tượng khác, đó là: Phạm nhân là người đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật và hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật (đây là yếu tố để phân biệt phạm nhân đối với người bị tạm giữ hoặc tạm giam); Phạm nhân phải là đối tượng đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ, không bao gồm người phạm tội bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ,….
Từ những phân tích như trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung như sau:“Phạm nhân là người thực hiện hành vi phạm tội, đã bị tòa án kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ”.
Xuất phát từ việc là đối tượng nguy hiểm cho xã hội, đang chấp hành án phạt tù, phạm nhân bị tước bỏ một số quyền của công dân, nhưng điều đó không loài trừ các quyền khác của họ. Luật thi hành án hình sự đã quy định tại Điều 27 các quyền của phạm nhân như sau:
– Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
– Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
– Được lao động, học tập, học nghề;
– Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
– Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
– Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
– Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
2. Phạm nhân trong Tiếng anh là gì?
Phạm nhân trong Tiếng anh là “inmate“
3. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa của phạm nhân?
Là một trong những chế độ nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, tiếp cận thông tin, chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,…được luật thi hành án hình sự quy định cụ thể và đã được các cơ sở trại giam thực hiện trên thực tế. Điều 50 Luật thi hành án hình sự quy định:
– Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án.
Mỗi phân trại của trại giam có thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ, mỗi buồng giam tập thể được trang bị 01 ti vi.
– Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình của phạm nhân được thực hiện theo nội quy trại giam.
– Phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực tế, vì đây là hoạt động chủ yếu cải thiện sức khỏe, tinh thần, do đó, việc triển khai trên thực tế phụ thuộc vào cách thức tổ chức, thời gian, địa điểm tại các cơ sở giam giữ, trên cơ sở nội quy trại giam chung, các trại giam có thể thiết lập thời gian phù hợp với sinh hoạt riêng, đảm bảo được chế độ và đặc biệt là quyền được hoạt động thể dục thể thao,…cho phạm nhân.
Trong quá trình thực hiện chế độ, phạm nhân có nghĩa vụ:
Bản án, quyết định của Tòa án, các quy định của pháp luật, chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân; tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân; nhận rõ tội lỗi, ăn năn hối cải, tự giác tu dưỡng, sửa chữa lỗi lầm và giúp đỡ phạm nhân khác cùng tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội.
Tôn trọng, tự giác thực hiện nếp sống, sinh hoạt, học tập, lao động có trật tự, kỷ luật chặt chẽ. Có trách nhiệm đấu tranh, ngăn chặn và tố giác, báo cáo kịp thời, trung thực các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân của phạm nhân hoặc người khác.
Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh, lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; chấp hành nghiêm sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điểm danh, kiểm diện hằng ngày. Khi có lệnh tập hợp phải nhanh chóng xếp hàng theo đội (tổ), mặc quần áo gọn gàng và giữ trật tự. Trường hợp có báo động hoặc sự việc đột xuất phải giữ nguyên vị trí và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ.
Chấp hành nghiêm sự hướng dẫn của cán bộ trong tham gia các chương trình, hoạt động giáo dục, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung, phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách in được xuất bản, phát hành hợp pháp mỗi tuần một lần. Phạm nhân theo tôn giáo đăng ký với cơ sở giam giữ phạm nhân việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại địa điểm, thời gian do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quy định và không làm ảnh hưởng đến người khác. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt kinh sách trước khi cho phạm nhân sử dụng.
Việc cho phép phạm nhân thực hiện chế độ này, phạm nhân không được thực hiện hành vi bị cấm, đặc biệt: Lưu trữ, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy; sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không đúng nơi, đúng thời gian quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân; tuyên truyền tôn giáo; bói toán, cúng lễ, thực hành mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức; móc nối, đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng thông tin truyền thông; liên lạc điện thoại với thân nhân không đúng với nội dung đã đăng ký.
Trốn, tổ chức trốn khỏi nơi giam giữ; chống đối, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc phạm nhân khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự; không chấp hành nghiêm quyết định, mệnh lệnh, yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ; vi phạm các quy định về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân; tự tiện đi lại quá phạm vi quy định; cản trở việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân khác; báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và phạm nhân khác.
Theo báo cáo Công tác trại giam trong những năm gần đây, chế độ đọc báo, nghe đài, vui chơi, giải trí ở một số cơ sở chấp hành hình phạt tù còn chưa được quan tâm đầy đủ do còn nặng nề về lao động sản xuất, chưa quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa, tinh thần của phạm nhân.