Hoa tiêu đường thuỷ nội địa hay được gọi là hoa tiêu chính là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn. Vậy chế độ hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa:
Khoản 21 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa có giải thích hoa tiêu đường thuỷ nội địa (sau đây sẽ được gọi chung là hoa tiêu) chính là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn. Điều 73 Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định về hoa tiêu đường thuỷ nội địa, Điều này quy định hoa tiêu đường thuỷ nội địa như sau:
– Phương tiện, tàu biển nước ngoài khi mà hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc. Phương tiện, tàu biển Việt Nam khi mà cần thì có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.
– Việc sử dụng hoa tiêu không làm miễn, làm giảm trách nhiệm chỉ huy của thuyền trưởng, kể cả là trong trường hợp việc sử dụng hoa tiêu là bắt buộc. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hoặc là yêu cầu thay thế hoa tiêu.
Theo quy định trên thì phương tiện, tàu biển nước ngoài khi mà hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc. Chế độ sử dụng hoa tiêu bắt buộc được quy định Điều 45 Văn bản hợp nhất số 57/VBHN-BGTV 2022 quản lý hoạt động đường thủy nội địa, Điều này quy định phương tiện thủy nước ngoài (chính là phương tiện thủy đã thực hiện việc đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký mang cờ quốc tịch của nước ngoài) khi mà hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào, rời cảng thủy nội địa sẽ bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường, trừ phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia có hoạt động theo các quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy. Trường hợp cần thiết thì thuyền trưởng phương tiện, tàu biển có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.
Như vậy, trường hợp bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa sẽ được áp dụng cho các phương tiện thủy nước ngoài khi mà hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào, rời cảng thủy nội địa, trừ những phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia hoạt động theo các quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy.
2. Nhiệm vụ của hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa:
Căn cứ Điều 74 Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định về những nhiệm vụ của hoa tiêu, Điều này quy định những nhiệm vụ của hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa bao gồm có:
– Trong thời gian dẫn phương tiện, tàu biển, hoa tiêu thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng. Nhiệm vụ của hoa tiêu sẽ chỉ được coi là kết thúc sau khi phương tiện, tàu biển đã thả neo, cập cầu cảng hoặc phương tiện, tàu biển đã đến vị trí thoả thuận một cách an toàn. Hoa tiêu sẽ không được phép rời phương tiện, tàu biển nếu chưa được sự đồng ý của thuyền trưởng.
– Hoa tiêu có nghĩa vụ chỉ dẫn cho thuyền trưởng về tình trạng luồng ở khu vực dẫn phương tiện, tàu biển; có kiến nghị với thuyền trưởng về những hành vi không phù hợp với các quy định bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật. Khi mà thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc là khuyến nghị hợp lý của hoa tiêu thì hoa tiêu hoàn toàn có quyền từ chối dẫn phương tiện, tàu biển với sự làm chứng của người thứ ba.
– Hoa tiêu có nghĩa vụ thông báo cho Giám đốc của Cảng vụ đường thuỷ nội địa về các thay đổi của luồng đã phát hiện trong khi dẫn phương tiện, tàu biển.
3. Xử phạt vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa:
Điều 40 Nghị định số số 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có quy định phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa, Điều này đã quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với mỗi một hành vi vi phạm sau đây:
+ Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà lại không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc là giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;
+ Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo đúng quy định;
+ Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài vào vị trí neo đậu không đúng với vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;
+ Hoa tiêu không thông báo các thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;
+ Hoa tiêu tự ý rời phương tiện, tàu biển nước ngoài khi mà chưa được phép của thuyền trưởng;
+ Từ chối dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài mà không có các lý do chính đáng hoặc là không thông báo kịp thời cho Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc tổ chức hoa tiêu về việc từ chối dẫn phương tiện;
+ Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo đúng quy định khi dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với mỗi một hành vi vi phạm sau đây:
+ Dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà lại không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;
+ Ép buộc những thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn luồng ở tại khu vực không phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc;
+ Tự ý dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài mà không đúng với tuyến luồng đường thủy nội địa đã được công bố;
+ Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến việc tai nạn giao thông đường thủy nội địa;
+ Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc có hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.
Ngoài ra, khi có vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện thì cũng sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện mà không treo cờ hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện mà không sử dụng đèn hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với mỗi một hành vi vi phạm sau đây:
+ Không sử dụng hoa tiêu theo quy định đối với các trường hợp bắt buộc phải có sử dụng hoa tiêu;
+ Không thông báo hoặc có thông báo nhưng thông báo không chính xác cho hoa tiêu biết về các đặc điểm và tính năng điều động của phương tiện;
+ Không bảo đảm về điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu hoặc là không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo đúng quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc là không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời phương tiện;
+ Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà lại không có lý do chính đáng;
+ Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo đúng quy định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa;
– Văn bản hợp nhất số 57/VBHN-BGTV 2022 quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
– Nghị định số số 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.