Khái quát về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên? Quy định về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên?
Học sinh, sinh viên là đối tượng đặc biệt quan trọng, được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, đây là nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai được xây dựng dựa trên một nền tảng giáo dục vững chắc và tiến bộ. Điều đó đã tác động và buộc pháp luật về giáo dục phải ghi nhận các chính sách cụ thể được áp dụng đối với học sinh, sinh viên, làm cơ sở pháp lý, kim chi nam cho mọi hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập và phát triển của học sinh, sinh viên. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có những phân tích cụ thể về chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật Giáo dục năm 2019.
Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục.
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Khái quát về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên?
Chế độ chính sách của nhà nước đối với học sinh, sinh viên là tập hợp các quy định của pháp luật về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến học sinh, sinh viên. Thông thường, các chế độ chính sách này được xây dựng dựa trên đặc trưng về chủ thể và có định hướng rõ ràng theo quan điểm của Đảng trong các văn kiện, chế độ chính sách cũng thường có phần ưu đãi nhằm đảm bảo các điều kiện và tạo cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của học sinh, sinh viên.
Căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh sinh viên các nhà trường tiến hành tổng hợp, hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết nhất, đây cũng là cách để giúp học sinh, sinh viên tiếp cận được với những chính sách thiết thực nhất và chủ động thực hiện các thủ tục cần thiết để được hưởng chính sách.
2. Quy định về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên?
Trước đây, trong
Tại Mục 2, Chương V Luật Giáo dục quy định về chính sách đối với người học mà không phải là “chính sách đối với học sinh, sinh viên”, tuy nhiên, điều đó không có gì thay đổi, bởi người học và học sinh, sinh viên là một. Theo đó, học sinh, sinh viên được hưởng các chế độ sau:
Thứ nhất, về tín dụng giáo dục.
Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh sinh viên trong thời gian theo học tại các trường.
Điều 84 Luật Giáo dục ghi nhận rằng: “Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học có điều kiện học tập. Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.“
Trong đó:
– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng. (Khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/QĐ-TTg năm 2011). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
– Điều kiện vay được ghi nhận tại Điều 4, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg gồm: (1) Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn về đối tượng được vay vốn theo quy định pháp luật; (2) Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường; (3) Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
– Thời hạn vay được xác định “khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng.” (Khoản 1, Điều 6, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg).
Thực tế, cho đến này, chính sách về tín dụng giáo dục được đảm bảo rất hiệu quả và góp phần giải quyết được nỗi lo lớn nhất cho sinh viên khi tham gia học tập tại các trường đại học xa quê hương.
Thứ hai, về trợ cấp xã hội.
Quy định về trợ cấp xã hội được phản ánh cụ thể tại Điều 2, Quyết định của Bộ Giáo dục Đào tạo về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập, theo đó:
“Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn – tập trung thuộc các diện sau đây:
1. Người dân tộc ít người ở vùng cao.
2. Người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
3. Người tàn tật theo quy định chung của Nhà nước và gặp khó khăn về kinh tế.
4. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế vượt khó học tập.
Mức trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng và cấp 12 tháng trong năm.
Nâng mức trợ cấp xã hội từ 100.000 đồng/người/tháng lên 140.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung“
Hầu hết các đối tượng được trợ cấp xã hội đều có hoàn cảnh, nhân thân khó khăn mà chính họ không thể có đủ khả năng để thực hiện việc học tập một cách trọn vẹn, mặc dù mức trợ cấp được đánh giá là thấp, nhưng đây cũng là một phần khích lệ tinh thần và sự hỗ trợ ở một chừng mực nhất định để một phần giúp học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn tạm thời.
Thứ ba, về học bổng.
Học bổng là chính sách khuyến khích điển hình và cũng được nhiều người nghe nhất, đây là việc học sinh, sinh viên được nhận một khoản tiền nhằm khuyến khích cũng như hỗ trợ một phần học phí cho các “học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.” (Khoản 1, Điều 85 Luật Giáo dục).
Học bổng thường có giá trị lớn nhằm tuyên dương, khuyến khích, hỗ trợ, động viên các học sinh sinh viên xuất sắc, từ đó giúp các em không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân để nâng cao giá trị, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của học sinh, sinh viên khác, từ đó tạo nên sự nỗ lực toàn diện.
Việc xác định thời điểm trao học bổng được ghi nhận “theo từng học kỳ và cấp 09 tháng trong năm học.” (Điểm c, Khoản 5, Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP).
Ngày này, bằng việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật. Tính hiệu quả cho thấy, các doanh nghiệp thường cấp học bổng với giá trị cực kỳ lớn, đây cũng là cách họ chiêu mộ nhân tài trước đối với các học sinh, sinh viên xuất sắc, đồng thời cũng là cách để quảng bá thường hiệu của mình nhưng cũng không làm mất đi bản chất “nhân văn” của học bổng.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy bên cạnh các đối tượng đặc biệt nêu trên, học sinh, sinh viên sư phạm cũng là đối tượng được nhà nước rất quan tâm, không chỉ được hưởng trợ cấp xã hội, học bổng như phân tích ở trên, học sinh, sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. (Khoản 4, Điều 85 Luật Giáo dục).
Thứ tư, về miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.
Các dịch vụ công cộng bao gồm: giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa, trong đó, thiết thực và gần gũi nhất là việc được giảm vé tàu hỏa, xe ô tô buýt thông qua việc đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho học sinh, sinh viên khi học sinh, sinh viên xuất trình thẻ học sinh, sinh viên.(Khoản 1, Điều 10, Nghị định 84/2020/NĐ-CP).
Bên cạnh các chính sách trên, thì chính sách về miễn, giảm học phí cũng cực kỳ quan trọng, vì vậy, Luật Dương Gia sẽ cung cấp nội dung này trong một bài viết khác.