Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật trong hệ thống pháp luật nước mình.
* Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Quyền được chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định tại Điều 38 Hiến pháp 2013, đặc biệt là đối với người khuyết tật, họ gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân thì cần phải có những quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật nước mình nhằm bảo đảm cho người khuyết tật (NKT) được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, Có thể hiểu chế độ chăm sóc sức khỏe NKT vào gồm tổng hợp các quy định về quyền của họ được nhà nước, cồng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng giúp họ ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Đây là chế độ quan trọng nên ngay từ những năm 1989, trong các văn kiện quốc tế, quyền này đã được quốc tế ghi nhận, tiêu biểu như: Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành, Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA – Americans with Disabilities Act of 1990). Tại Việt Nam, chế độ này được quy định tại Chương III, từ Điều 21 đến 26 của Luật NKT năm 2010:
“Điều 21. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú
- Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
- b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
- c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
- Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 22. Khám bệnh, chữa bệnh
- Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
- Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
- Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
- Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Điều 24. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:
- a) Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;
- b) Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;
- c) Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;
- d) Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;
- e) Cơ sở khác.
- Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.Nhà nước bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng công lập.
Điều 25. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật.
- Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Điều 26. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng.
- Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Ngoài ra, các văn bản luật khác cũng có những quy định liên quan (
* Ý nghĩa
Ý nghĩa xã hội và nhân văn: Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NKT thể hiện lòng nhân đạo, sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc giữa người với người trong cộng đồng, trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Ý nghĩa pháp lý: Chế độ này đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe NKT. Pháp luật quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, tạo cơ hội cho NKT thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe đồng thời, quy định trách nhiệm của các bộ, ban, ngành và cộng đồng xã hội trong chăm sóc này.
Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe NK tạo điều kiện để NKT có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
>>> Luật sư