Chế độ bầu cử ra đời cùng với sự thành lập chính quyền nhân dân và pháp luật về chế độ bầu cử ngày một hoàn thiện hơn. Hiện nay, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân 2015 quy định những nội dung chi tiết về chế độ bầu cử. Cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Chế độ bầu cử là gì?
– Nếu như bầu cử việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, để việc bầu cử diễn ra theo đúng trình tự, quy tắc, đảm bảo những nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo thì cần phải có trình tự, thủ tục trong quá trình bầu cử. Những quy định về nguyên tắc bầu cử, các quy định về quyền bầu cử, quyền ứng cử, vận động tranh cử, đơn vị bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử, việc quản lý bầu cử, cách thức, trình tự tiến hành bầu cử, các biện pháp bảo đảm trật tự bầu cử, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình bầu cử được gọi chung là chế độ bầu cử.
– Chế độ bầu cử trong tiếng Anh là “Electoral regime“
2. Vai trò của chế độ bầu cử:
– Chế độ bầu cử đóng vai trò đảm bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình bầu cử, đồng thời đảm bảo sự tham gia của người dân theo những nguyên tắc bầu cử. Từ cuộc bầu cử công bằng, thể hiện dân chủ sẽ chọn được những đại diện cho nhân dân đủ năng lực, trình độ thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Đó chính là yếu tố quan trọng xây dựng nên chính quyền vững mạnh, chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
3. Quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội tại Việt Nam:
3.1 Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu:
* Các tổ chức phụ trách bầu cử Đại biểu Quốc hội gồm:
– Hội đồng bầu cử quốc gia là tổ chức phụ trách bầu cử ở trung ương, do Quốc hội thành lập. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ quán xuyến toàn bộ quá trình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử; Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử; Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử.
Hội đồng bầu cử quốc gia có từ 15 đến 21 thành viên
– Ủy ban bầu cử bao gồm Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn. Nhiệm vụ của Ủy ban bầu cử là chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Điều 23 Luật Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015)
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên
– Ban bầu cử là tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội , cũng do UBND cấp tỉnh thành lập sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp . Nhiệm vụ chính của Ban bầu cử là kiểm tra, đôn đốc, quán xuyến công tác tổ chức bầu cử trong phạm vi đơn vị bầu cử . (Khoản 3 Điều 24 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015)
– Tổ bầu cử là tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị hành chính – lãnh thổ cấp xã, tức là cấp cơ sở . Đây là tổ chức trực tiếp bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất để người dân trực tiếp đi bầu. Ở mỗi đơn vị cấp xã chỉ có một Tổ bầu cử được UBND cấp xã thành lập sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Tổ bầu cử này tiến hành tổ chức để người dân đi bỏ phiếu bầu cả đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trên địa bàn.
* Xác định đơn vị bầu cử
– Đơn vị bầu cử chính là đơn vị lãnh thổ với một số lượng dân cư nhất định được phân định nhằm mục đích bầu đại biểu. Đơn vị bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND không giống nhau.
– Quốc hội xác định số lượng đơn vị bầu cử , về thực chất là phân chia lãnh thổ Việt Nam thành các đơn vị bầu cử để bầu đại biểu Quốc hội . Việc xác định đơn vị bầu cử luôn được thực hiện trước mỗi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ phục vụ cho cuộc bầu cử đó .
*Khu vực bỏ phiếu
– Khu vực bỏ phiếu là đơn vị lãnh thổ được khoanh định để cử tri đi bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu được hình thành để tạo sự thuận tiện cho người dân khi đi bỏ phiếu . Mỗi khu vực bỏ phiếu thường có 1 điểm bỏ phiếu để mọi người đến viết phiếu và bỏ lá phiếu vào thùng phiếu . Mỗi đơn vị cấp xã có nhiều khu vực bỏ phiếu do UBND cấp xã xác định với dân số từ khoảng 300 đến 4000 cử tri . Ngoài ra , trong lực lượng vũ trang , bệnh viện , nhà hộ sinh , nhà an dưỡng , cơ sở cai nghiện … có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng không theo địa bàn dân cư .
3.2. Lập danh sách cử tri và quyền bầu cử:
Khi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và không rơi vào các trường hợp pháp luật mà pháp luật tước quyền bầu cử( Đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của
Danh sách cử tri do UBND cấp xã nơi cử tri thường trú hoặc tạm trú lập và áp dụng cho cả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
3.3. Lập danh sách ứng cử viên và quyền ứng cử:
– Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định quy định về những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND gồm:
– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của
– Người đang bị khởi tố bị can.
– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện trên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội.
Danh sách ứng cử viên đại biểu quốc hội gồm các ứng cử viên được đề cử và các ứng cử viên tự ứng cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì quy trình Hiệp thương để thành lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Quy trình hiệp thương gồm 3 bước, gọi là ba lần hội nghị hiệp thương. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh; biên bản hiệp thương của hội nghị hiệp thương được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cơ Ủy ban tiến hành điều chỉnh. Trong thời gian này là thời gian các cơ quan tiến hành đề cử người ứng cử đại biểu Quốc hội và các cá nhân nộp hồ sơ tự ứng cử.
Các hồ sơ này được gửi tới Mặt trận tổ quốc ở trung ương và cấp tỉnh để tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ hai. Tại hội nghị lần hai, sẽ thành lập danh sách sơ bộ những ứng cử viên đại biểu Quốc hội, và gửi tới những cơ quan luật định và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để lấy ý kiến, điều chỉnh lần thứ hai. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba được tổ chức để chốt danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội. Danh sách này sau đó được chuyển đến Hội đồng bầu cử quốc gia để lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
3.4. Vận động bầu cử:
Giai đoạn vận động bầu cử kéo dài từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội do tới trước thời điểm bỏ phiếu 24h, kéo dài khoảng hơn 20 ngày. Có hai hoạt động tranh cử mà ứng cử viên được tiến hành, bao gồm:
– Tham gia các hội nghị tiếp xúc cử tri do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì tổ chức
– Trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được phỏng vấn, nội dung trả lời phỏng vấn cũng xoay quanh chương trình hành động của ứng cử viên.
3.5. Bỏ phiếu, kiểm phiếu, công bố kết quả và thẩm tra tư cách đại biểu trúng cử:
Thời gian bỏ phiếu được quy định tại Điều 71 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, theo đó, “Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.”
Việc kiểm phiếu được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Đầu tiên, Tổ bầu cử sẽ loại các phiếu không hợp lệ sau đó kiểm phiếu trên cơ sở các phiếu không hợp lệ. Kết quả kiểm phiếu được chuyển tới Ban bầu cử của đơn vị tương ứng để tập hợp và xác định kết quả bầu cử. Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ tập hợp kết quả bầu cử tại tất cả các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên cả nước, công bố, thẩm tra và xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ cấp giấy chứng nhận đại biểu Quốc hội khóa mới cho người trúng cử.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp
– Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân 2015.