Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đó chính là thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Vậy chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
Căn cứ Điều 37
1.1. Các biểu mẫu báo cáo trong chế độ báo cáo:
Chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch bao gồm những biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo nhằm để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê lĩnh vực du lịch thuộc trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó:
– Danh mục và các Biểu mẫu báo cáo thống kê quy định ở tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch
– Hướng dẫn, giải thích cách ghi biểu mẫu báo cáo thống kê quy định ở tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch.
1.2. Ký hiệu biểu:
Ký hiệu biểu gồm phần số và phần chữ. Phần số gồm có 2 chữ số được đánh theo thứ tự 01, 02, 03 dùng để thống kê số lượng biểu mẫu báo cáo. Phần chữ thì được ghi in hoa là ký hiệu viết tắt của kỳ báo cáo (H: là hỗn hợp gồm kỳ báo cáo tháng và năm), lĩnh vực thống kê (DL) và đối tượng chịu trách nhiệm báo cáo (CSLT: là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; DNLH: là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; KĐDL: là tổ chức, cá nhân quản lý khu, các điểm du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt chuẩn phục vụ khách du lịch).
1.3. Kỳ báo cáo:
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả của hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo sẽ được ghi ở từng biểu mẫu thống kê (dưới tên biểu báo cáo) và được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
– Báo cáo thống kê tháng: Báo cáo thống kê tháng sẽ được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
– Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm sẽ được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.
– Báo cáo đột xuất: Báo cáo thống kê sẽ được thực hiện phục vụ các yêu cầu về quản lý nhà nước của ngành.
1.4. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp báo cáo và cơ quan nhận báo cáo:
– Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp báo cáo: Tên tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp báo cáo sẽ được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu báo cáo, trong đó:
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện báo cáo thống kê theo mẫu Biểu số 01.H/DL-CSLT. Ở tại biểu số này thì cách ghi như sau:
++ Số liệu về buồng phòng lưu trú:
Tổng số buồng lưu trú (mã số 01): Là tổng số buồng lưu trú du lịch của cơ sở, ở trong một buồng có thể có phòng ngủ, phòng khách, phòng vệ sinh… đang sẵn có để bán.
Tổng số đêm phòng lưu trú sẵn có (mã số 02): Là tổng số đêm lưu trú của những phòng sẵn có để bán. Số đêm của một phòng sẽ được tính bằng số khách trung bình có thể phục vụ trong một đêm (hoặc số giường) của phòng đó.
Tổng số đêm phòng đã bán (mã số 03): Là tổng số đêm lưu trú của những phòng đã sử dụng cho khách thuê trong kỳ báo cáo.
++ Số lượt khách mà nghỉ qua đêm:
Số lượt khách nghỉ qua đêm (mã số 04): Là tổng số lượt khách có nghỉ qua đêm do chính cơ sở phục vụ tính từ khi đón khách, bắt đầu vào sử dụng dịch vụ cho đến khi mà trả phòng. Trong đó, chia theo nhóm khách:
Khách quốc tế (mã số 05): Là số lượt khách là người nước ngoài, người Việt Nam mà định ở nước ngoài do cơ sở phục vụ.
Khách nội địa (mã số 06): Là số lượt khách chính là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam do cơ sở phục vụ.
Số lượt khách nghỉ qua đêm (là mã số 04) = Khách quốc tế (mã số 05) + Khách nội địa (mã số 06).
++ Tổng của số đêm nghỉ của khách:
Tổng số đêm nghỉ của khách (mã số 07): Là tổng số đêm khách nghỉ ở tại cơ sở tính từ khi khách đến nhận phòng, sử dụng dịch vụ và trả phòng. Số đêm nghỉ của khách sẽ được tính theo số lượt khách đến, không tính theo phòng.
Khách quốc tế (mã số 08): Là số đêm lưu trú của khách là người nước ngoài, là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nghỉ tại cơ sở.
Khách nội địa (mã số 09): Là số đêm lưu trú của khách là công dân Việt Nam, là người nước ngoài cư trú ở Việt Nam nghỉ tại cơ sở.
Tổng số đêm nghỉ của khách (mã số 07) = Số đêm nghỉ của những khách quốc tế (mã số 08) + Số đêm nghỉ của khách nội địa (mã số 09).
++ Tổng về Doanh thu:
Tổng doanh thu (mã số 10): Là tổng giá trị những lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ báo cáo phát sinh từ những hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Tổng doanh thu (mã số 10) = Doanh thu từ dịch vụ lưu trú (mã số 11) + Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống lưu trú (mã số 12) + Doanh thu từ dịch vụ khác (mã số 13).
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thực hiện báo cáo thống kê theo mẫu Biểu số 02.H/DL-DNLH.
+ Tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt được tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện báo cáo thống kê theo Biểu số 03.H/DL-KĐDL.
– Cơ quan nhận báo cáo: là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch.
1.5. Thời hạn nhận báo cáo:
Thời hạn nhận báo cáo chính là ngày nhận báo cáo mà được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
1.6. Phương thức gửi báo cáo:
– Thực hiện gửi, nhận báo cáo trực tiếp ở trên Hệ thống phần mềm nhận gửi báo cáo thống kê du lịch do Tổng cục Du lịch quản lý và đã được xác thực bằng tài khoản đã đăng ký trên phần mềm.
– Trường hợp không gửi báo cáo được theo phương thức quy định trên thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp gửi theo các phương thức sau:
+ Tệp dữ liệu qua hệ thống thư điện tử hoặc những hình thức điện tử khác của cơ quan nhận báo cáo.
+ Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp báo cáo.
2. Trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, Điều này quy định về trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch như sau:
– Trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động du lịch:
+ Chủ động thu thập, thống kê số liệu đối với những chỉ tiêu được quy định tại biểu mẫu báo cáo.
+ Xây dựng báo cáo thống kê đầy đủ, chính xác về nội dung và gửi báo cáo đúng thời hạn theo như kỳ báo cáo được nêu ở trên.
– Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; của Sở Du lịch:
+ Tổng hợp thông tin theo báo cáo thống kê của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động du lịch; thực hiện xây dựng báo cáo thống kê gửi Tổng cục Du lịch. Trường hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch đã thực hiện triển khai xây dựng và thực hiện việc báo cáo thống kê du lịch bằng phần mềm riêng thì phải thực hiện liên kết, tích hợp với Hệ thống phần mềm nhận, gửi báo cáo thống kê du lịch do Tổng cục Du lịch quản lý.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo về kết quả thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
Như vậy, trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm có:
– Chủ động thu thập, thống kê số liệu đối với những chỉ tiêu được quy định tại biểu mẫu báo cáo.
– Xây dựng báo cáo thống kê đầy đủ, chính xác về các nội dung và gửi báo cáo đúng thời hạn theo kỳ báo cáo như đã nêu ở mục trên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch