Việc học sinh sử dụng xe đạp điện đến trường rất phổ biến, trong đó có một số em học sinh không tuân thủ đúng quy định khi tham gia giao thông như lạng lách đánh võng, không đội mủ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. Vậy việc chạy xe đạp điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1.Chạy xe đạp điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Anh H đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: con tôi 15 tuổi đi học bằng phương tiện là xe đạp điện. Do cháu muộn giờ học nên khi di chuyển từ nhà tới trường bằng xe đạp điện cháu đã vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe xử phạt. Do tôi chưa thấy cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông bằng xe đạp điện bao giờ nên tôi muốn hỏi luật sư là trường hợp đi xe đạp điện vượt đèn đỏ thì bị xử phạt bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8
Đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng:
– Người tham gia giao thông điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
– Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
– Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác khi tham gia giao thông;
– Người tham gia giao thông không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
– Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe đạp điện có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Bạn đi xe đạp điện mà vượt đèn đỏ bị công an phạt 200.000 đồng thì đã đúng với mức phạt mà luật đã đề ra.
2. Đi xe đạp điện có cần phải đội mũ bảo hiểm không?
Anh ở Đ Hải Phòng đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần luật sư giải đáp như sau: Vừa qua tôi có sang nhà hàng xóm chơi, do khoảng cách không xa nên tôi đã lấy xe đạp điện của con tôi đi và không đội mũ bảo hiểm do tôi nghĩ đi xe đạp điện và đi gần nên tôi đã không đội. Vì vậy tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe và nhắc nhở. Vậy luật sư cho tôi hỏi tham gia giao thông bằng xe đạp điện thì có phải đội mũ bảo hiểm không? Xin cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:
– Người thực hiện điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì sẽ được chở tối đa hai người.
– Người điều khiển phương tiện giao thông là xe đạp thì phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
– Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
– Người thực hiện điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì cần phải đi đúng phần đường quy định; đối với trường hợp đi vào ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
– Hàng hóa được xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm được an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Do đó, căn cứ theo quy định nêu trên dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn thì người điều khiển xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Điều khiển xe đạp điện vượt đèn đỏ có bị tịch thu phương tiện khi bị bắt không?
Anh Bính đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: con tôi 13 tuổi đi học bằng phương tiện là xe đạp điện. Do cháu muộn giờ học nên khi di chuyển từ nhà tới trường bằng xe đạp điện cháu đã vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe xử phạt và tịch thu xe của con tôi khiến nó không có đi học. Vậy cho tôi hỏi Luật sư, việc tịch thu xe điện của con tôi có đúng quy định hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82
– Để ngăn chặn ngay các vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì trong trường hợp điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông mà vượt đèn đỏ thì sẽ không bị tịch thu phương tiện. Dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn thì khi con bạn đi xe vượt đèn đỏ thì Cảnh sát giao thông vẫn có quyền tịch thu xe của con bạn theo quy định của pháp luật.
4. Mượn xe đạp điện của người khác vượt đèn đỏ có bị lập biên bản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 30 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
– Đối với trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm để tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến.
Theo đó trong trường hợp khi mượn xe đạp điện của người khác để tham gia giao thông mà vi phạm giao thông đường bộ là vượt đèn đỏ, khi bị bắt thì người có thẩm quyền căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật và người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến chạy xe đạp điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật giao thông đường bộ 2019;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020;
– Nghị định 123/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.